- Ta luôn luôn phát hiện và tùy hỷ với cái tốt của mọi người và không bao giờ chấp lỗi cũng như để ý đến cái xấu của người khác.- Thế để giúp họ làm lành lánh dữ và tu theo chánh giáo cụ phải làm thế nào?- Ta làm gương và không phê phán.- Có nhiều người vốn là học trò của cụ, nay vì ham danh lợi đem pháp môn làm phương tiện kiếm tiền vào tạo sự nghiệp ở thế gian. Họ thường viết báo vu khống bôi nhọ và lôi kéo nhiều người xấu làm những việc bất lợi cho cụ. Cụ nghĩ sao về những đứa con hư hỏng này?- Ta thường xuyên sám hối lỗi mình đã không giáo dưỡng đầy đủ khiến họ bị như thế. Ta rất thương họ nên thường xuyên cầu nguyện và hồi hướng công đức để thân tâm họ thường an lạc có cuộc sống hạnh phúc và không bị dằn vặt, bức xúc vì những ý nghĩ bất thiện. Cầu xin ơn trên cho họ gặp được vị thầy khác phù hợp và xứng đáng hơn ta, để họ không vì những chuyện bất như ý mà rời xa Phật đạo.- Trong lúc làm Phật sự, do có nhiều ý khác nhau để cùng làm một việc. Ai cũng cho ý của mình là hay và không chấp nhận ý người khác nên thường va chạm. Cụ thì thế nào?- Ta không có ý muốn riêng. Ý muốn của mọi người là ý muốn của ta. Ta luôn tùy duyên để hiển tướng.- Thế nhờ vì vậy mà việc Phật sự bị hư đi thì sao?- Dù là luôn làm theo ý chúng sanh. Nhưng ta vẫn luôn có khả năng đẩy sự việc lên tính nghệ thuật, tính nhân văn, tính thiêng liêng. Ta phát hiện ra mọi con đường đều có khả năng dẫn đến sự hội nhập và thông công với tâm linh nếu làm bằng con tim của mình.- Nếu cứ phải lấy cái thích của mọi người làm cái thích của mình thì là sống giả tạo sao?- Không phải vậy, mà nghệ thuật đích thực thì luôn mang trong nó mọi khuynh hướng và hình thức. Ta luôn sung sướng vì luôn sống trong môi trường của sự rung động và sáng tạo liên tục. Đối với ta, ý muốn của chúng sanh như là một đề bài, một thử thách để người nghệ sĩ tâm linh tự chứng tỏ khả năng và bản lĩnh của mình. Người nghệ sĩ tâm linh phải như hoa nở bốn mùa, dù khí hậu và thời tiết có thay đổi nhưng hoa vẫn nở, vẫn khoe hương sắc để làm đẹp cho đời.- Đối với Phật đạo, vô ngã là điều kiện tiên quyết để thực chứng giác ngộ. Theo cụ thế nào là vô ngã và làm thế nào để thực chứng vấn đề ấy?- Ta không biết. Ta vốn xa lạ với các vấn đề siêu hình và triết học.- Thế pháp môn cụ đang hành trì là gì?- Vô sở hữu- Xin cụ làm ơn nói rõ hơn- Ta không có, không cần và không hề nghĩ bất cứ thứ gì là của riêng mình, dù cái đó là: Tài sản, danh vọng, sự nghiệp, pháp tu, các mối quan hệ, sự hiểu biết, thậm chí cả với thân tâm này cũng vậy. Do vậy, nên ta nói và làm là vì tự nhiên, vì rung động và vì đồng cảm với mọi sự, chứ không phải vì an toàn cho cuộc sống. Ta không cần sở hữu để “An” bởi vì ta luôn “đang là” và hợp nhất với mọi người. Cái “bất an” làm cho ta luôn năng động, sáng tạo và vươn lên mãnh liệt. Mô Phật! phương tiện để làm như vậy là “Rung động và đồng cảm”.- Những điều cụ đang nói và làm có phải là chánh giáo của Như Lai?- Ta không biết đến “chánh” và “tà”, “Phật đạo” và “Ngoại đạo”, mà ta luôn luôn thường hằng có mặt gọi là “Như”, mà lại cũng đồng thời “không có mặt” gọi là “Lai”- Để làm được vậy, cụ phải như thế nào?- Tự nhiên nó thế... “Vô sở hữu” thì nó tự nhiên thế!- Thế nào là vừa có mặt mà lại vừa vắng mặt?- Ta luôn tùy hỷ với mọi người, luôn tùy duyên với mọi tình huống, đồng cảm với sự sự việc việc, nên gọi là luôn có mặt (Như). Ta cũng lại vô sở hữu triệt để, nên không chỗ để bám víu nên gọi là vắng mặt (Lai).- Xin cụ cho một thí dụ cụ thể- Như khi ta đang tụng kinh. Thân, khẩu và ý ta đồng nhất với việc tụng kinh nên gọi là Như. Không phải ta tụng đọc và gõ chuông mõ mà là cái bản chất linh diệu bên trong ta đang hiển thị như vậy. Nên gọi là Lai.- Để giữ nụ cười luôn nở trên môi. Ngoài việc tùy hỷ với cái hay, cái tốt, cái dễ thương và không để ý đến cái xấu của người khác, không chấp lỗi kẻ khác. Cụ có còn hành trì thêm pháp gì nữa không?- Trong từng hòn đá, cành cây, dòng sông, ngọn núi, trời mây, trăng sao, thậm chí đến con gà con chó..v.v... bao giờ cũng có cái đẹp, cái hay ấn tàng trong ấy. Khi yên lặng và một mình trên đỉnh cô đơn thì tự khắc đồng cảm được với cái đẹp ấy. Đừng chấp chặt vào mặt bất toàn của nó. Thế thì luôn thấy vui thích và tràn ngập niềm vui. Ông biết không nhìn đâu cũng thấy cái đẹp, nghe gì cũng cảm thấy cái hay, tiếp xúc với ai, với điều gì cũng cảm thấy thú vị. Thế thì nụ cười sẽ không bao giờ tắt trên môi và năng lượng sáng tạo sẽ tràn ngập thân tâm biến ta thành người nghệ sĩ tâm linh đích thực.- Mỗi sáng khi vừa thức dậy cụ tụng kinh gì trước tiên?- Ta bắt chước Osho tự hỏi mình khi vừa thức giấc: “Này lão già xóm núi, ngày hôm nay ngươi muốn sướng hay muốn khổ? Nếu muốn sướng thì hãy để ý và phát hiện cái hay cái đẹp ở ngay chung quanh mình. Còn muốn khổ thì hãy luôn để ý vào cái xấu và cái bất toàn ở chung quanh”.- Câu thần chú nào cụ hay trì tụng nhất?- Kệ mẹ nó.
Ba Gàn ghi lại/3/12/2007