Đang!. . .
Hỏi: Mô Phật! Học trò xin thành tâm cảm tạ những điều chỉ dạy về Chuông và Mõ. Lời chỉ dạy thật rộng và sâu. Song, học trò rất mong muốn được chỉ dạy thêm. Việc tụng kinh, tịnh Thân, Khẩu, Ý, tại sao cứ nhất thiết phải dùng Chuông và Mõ? Nếu phải dùng dụng cụ bổ trợ thì có thể dùng đồ vật gì đó khác Chuông, Mõ được chăng ? Kính xin các bậc cao minh thương tình con trẻ vô minh chỉ dạy cho con được hiểu thêm. Con xin chân thành cảm tạ! Học trò . . . .

Đáp:

Không nhất thiết phải dùng chuông mõ. Nhưng cũng không nhất thiết phải kiếm cái gì khác chuông mõ!. . . .Đều là pháp phương tiện.

Hơn nữa âm thanh cùng hình ảnh sẽ có tác dụng tâm lý nhất định với người tu. Nên nếu không biết về âm nhạc có thiền vị thì việc dùng các dụng cụ bổ trợ khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến độ định của tâm.

Khi tụng kinh, tiếng chuông ngân dài như là trạng thái tỉnh giác. Tiếng mõ điều hòa như là hành động chánh định. Khi độ ngân của tiếng chuông dứt. Thì một là giữ rỗng không mà đầy nhận biết để đi vào thiền định. Hai là nếu tụng tiếp thì gõ chuông tiếp, ý nói phải tái lập tỉnh giác trước khi hành động.

Vì khi tụng, âm thanh của lời kinh phải đều đều, thêm tiếng mõ cũng đều đều nên sẽ khiến ý thức sẽ đi dần vào vô thức.

Nếu không có tiếng chuông ngân người tụng sẽ buồn ngủ và hôn trầm hoặc lạc vào vô thức bản năng!

Còn nếu không có tiếng mõ đều đều thì người tụng sẽ chấp chặt vào ý thức hữu lậu nghĩa là tâm trí và do vậy không đi vào trạng thái thiền được.

Bởi thiền là giữa ý thức và vô thức. Hay là vô thức mà tỉnh giác!. . . .

Người tụng kinh bắt đầu từ ý thức, đi dần vào kẽ giữa ý thức và vô thức với vô thức mà tràn đầy nhận biết!. . . .Sau đó tâm thức sẽ tự thăng hoa với cái tự biết ngày càng lớn hơn sâu hơn và phát triển vô cùng tận gọi là:”. . . . Hành thâm bát nhã ba la mật đa vậy. . .”!

Mô Phật!. . . Cái đó là huệ lực!

Bởi vậy qua quá trình tu. Cái biết do tịnh mà có chứ không phải hiểu biết bằng tâm trí suy nghĩ!. Như vậy là từ giới sinh định, từ định sinh tuệ là vậy!. . . .

Chuông và mõ là do chư Tổ là những người đã chứng ngộ đặt ra. Có nhiều diệu dụng như vậy!. . . .Chúng ta là những người hậu học nếu chọn phương tiện khác, nhiều khi không bằng cái chư Tổ đã để lại!. . . .

Vả lại người tu học là từ hữu tướng tiến tới vô tướng. Từ phương tiện tới bỏ phương tiện. Chứ không nên làm cho phương tiện ngày càng nhiều, khiến thêm rắc rối không cần thiết!. . . .

Nếu bạn đã học Khí Công Dưỡng Sinh hay Thiền Mật thì khi tụng kinh sẽ không dùng chuông mõ và âm thanh ở miệng nữa. . . .Mà là tụng kinh trong yên lặng.

Khi ấy khi người tu khi mắt nhìn vào lời kinh hay trì ( nghĩa là nghĩ về lời kinh) thì đại thủ ấn tự hiển thị trên hai bàn tay. Tay chuông là tay trái sẽ tự thủ ấn trước ngực. Tay mõ là tay phải sẽ tự vẽ linh phù hay Mantra điều hòa. Khi kinh chuyển sang một ý khác thì thay vì phải gõ chuông. Nay đại thủ ấn sẽ tự thay đổi trước ngực. Khi chuyển sang một phẩm khác hay lời dạy của một vị Phật hay Bồ Tát khác. Điển quang sẽ làm cơ thể tự đảnh lễ bằng năng lượng giác ngộ.

 

Mô Phật! Bạn có tâm tu học như vậy thật quí hóa lắm thay! Tiếc rằng cái biết của hậu học còn khiếm khuyết, nên biết sao nói vậy.

Nếu bạn thật sự muốn biết rõ việc này thì nên tác bạch với chư tăng để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho!. . . .

Chào thân ái!. . .

 

Đại Ngu/13/12/2006