- Này chú Ba! Chú là người đã vẽ rất . . .rất nhiều tranh về hoa đào. Thế có khi nào chú vẽ cây đào không ra hoa chưa?
- Thưa cụ chưa, chẳng những tôi, mà các họa sĩ khác khi vẽ đào thì đều chỉ vẽ lúc nó ra hoa.
- Thế bây giờ giả dụ, toàn bộ giống đào trên thế giới bị tuyệt chủng. Sau này các cháu khi học vẽ, sẽ vẽ cây đào luôn luôn “phải nở hoa” xem như là một khái niệm bất biến vì chẳng tìm đâu ra một cái tranh cái hình nào của tiền nhân, vẽ lúc cây đào không ra hoa cả!. . .
- Nhưng thưa cụ, mỗi một vật, một sự vật đều có một cái “tên”. Mà bất cứ cái tên nào cũng mang trong mình nó một khái niệm nào đó. Nếu bỏ khái niệm đi thì không thể giao tiếp được?
- Này chú Ba! Không phải bỏ, nhưng sự vật là khái niệm ấy mà còn không phải là khái niệm ấy và còn hơn thế nữa.
Cái đấy gọi là “Vô sở trụ”
Trụ vào các khác niệm, tưởng nó là bất biến, nhầm nó với tính khách quan của sự vật, chính là sự vô minh và phóng chiếu của tâm trí.
Và tự do hay giải thoát thực sự, chính là sử dụng khái niệm nhưng không trụ chắc vào các khái niệm bất biến.
Toàn bộ các khái niệm trong tâm thức người tu hình thành nên cái gọi là “Sở tri kiến”. Sử dụng nhưng không nô lệ, không cho là bất biến cái vốn “Sở tri kiến” của mình, chính là Moska (tự do)!. . . .
Này chú Ba! Chú nghĩ sao. Có quyền như thế. . . nhưng nếu chỉ vẽ cây đào lúc nào cũng nở hoa, thế thì cây đào chỉ sống về mùa xuân. Nó đâu được hưởng cái nắng ấm áp của mùa hạ, cái se se lạnh đìu hiu của mùa thu và cái đẹp mãnh liệt của bão tố mùa đông!. . .Thế chẳng phải cuộc sống tinh thần của cây hoa đào bị ngắn lại sao!. . . .bị thu hẹp lại rồi sao! . . . .bị cầm tù rồi sao!. . . . . .
Này chú Ba! Nếu mọi thứ mà cũng hành xử như đối với cây hoa đào thì cuộc sống chẳng phải cũng bị ngắn lại. . . . .bị thu hẹp lại. . . .bị cầm tù rồi sao!. . . . . . . . .Thế nhưng cái khách quan thì vốn như thị. . . .và linh hồn thì bất nhiễm. . . .Nên cái bị thu ngắn . . . .bị bó hẹp lại. . . .bị cầm tù tự nguyện. . . .lại chính là cái thằng ta!. . . .
Này chú Ba ! Đấy là tự tử. . . .đấy là ở tù tự nguyện. . . .đấy là tự chui đầu vào nhà tù vô hình do ta và mọi người cùng tạo ra!. . . .
Bởi vậy, người thầy tâm linh nếu không khéo thì sẽ bị phạm lỗi?
- Thưa cụ! Thế nào là không khéo?
- Nếu chỉ giúp người học đạo loại bỏ việc chấp chặc vào các khái niệm thì đó là vị đạo sư chân chính. Còn nếu lại nhét thêm vào đầu người học đạo các “khái niệm bất biến khác”, khiến họ ngày càng lún sâu trong nhà tù tâm trí, thì thật là không nên. . .
Cho dù nhân danh cái thiện, nhân danh Như Lai đi nữa. Nhưng việc hình thành các khái niệm mới, cho rằng chỉ như vậy mới là chánh giáo và khiến người tu bám chặt vào các khái niệm ấy, không làm sao thoát khỏi nhà tù sở tri kiến thì chẳng phải là điều đáng tiếc lắm sao?! . .
- Thưa cụ!. . .Xin cảm ơn cụ về buổi nói chuyện hôm nay.
- Mô Phật! Ta Tưởng Vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông hãy tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho. Rồi khi nào rảnh đến đây uống trà nói lại để ta học với.
Tưởng Vậy/3/12/2006