- Thưa cụ, “ Bất lập văn tự” nghĩa là gì?- Không được chấp vào văn tự hoặc các pháp phương tiện. Mà phải biết tuỳ nghi sử dụng chúng.- Đó là kiến giải chung ai cũng biết. Còn kinh nghiệm tự thân của cụ về vấn đề này như thế nào?- “Bất lập văn tự” là “Vô ngã văn tự”!. . .- Xin cụ nói rõ hơn- Vấn đề cốt lõi không phải chấp vào văn tự hay không chấp vào văn tự. Mà là trụ ngã hay vô ngã khi sử dụng văn tự và các pháp phương tiện của nhà Phật.- Thưa cụ tại sao thế?- Bởi vì khi còn “trụ ngã” chấp vào văn tự hay không chấp vào văn tự cũng chỉ là trò chơi của tâm trí. Nếu chấp vào văn tự thì người tu đang phan duyên theo tướng của văn tự do vậy không liễu nghĩa được. Còn khi gọi là “không chấp vào văn tự” thực ra người ấy đang chấp vào cái văn tự của riêng mình!. . . .- Thưa cụ tại sao cụ vẽ hình Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma mà mắt ngài đang nhắm lại như đang hành thiền?- Tại sao lại không?- Vì đại bộ phận các tranh vẽ Tổ đều mở mắt thật to với cái nhìn “Trực chỉ”.- Trong tranh của ta Ngài cũng đang “trực chỉ” đấy chứ!. . . .Con mắt máu thịt mở hay nhắm không thành vấn đề, miễn con mắt Phật luôn luôn mở không nhắm thì gọi là “trực chỉ”!. . . .- Thưa cụ thế nào là “kiến tánh”?- Không biết- Có phải vì mắt không thấy được mắt?- Không phải thế. Tánh luôn tự thấy tánh!. . . .Nhưng vì duyên đến rồi đi mà cái thấy thì vẫn thế. Hơn nữa “Cái thấy” là hiện hữu nhưng “phi khái niệm” do đó không thể biểu thị qua phạm trù của tâm trí nhị nguyên nên gọi là “không biết”!. . . .- Hềhề!. . .Trà ngon thật!. . . - Nhưng đang bốc khói và toả hương thơm. Nên uống từ từ nếu không có thể bỏng miệng!. . . .
Người pha trà/16/8/2006