Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . .
Này Cỏ May! Tụng kinh là để không tụng.

Kinh hữu tướng là phương tiện dẫn đến kinh vô tướng. Kinh hữu tự là phương tiện dẫn đến kinh vô tự.

Ngã tụng kinh hữu tự là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến vô ngã hành trì vô tự kinh:

-         Này Cỏ May!. . . .Đèn, hương, hoa quả, cúng dường tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến vô ngã cúng dường cho chúng sanh trong các cõi. Dẫn đến bố thí ba la mật!. . . .Bởi thân xác hữu lậu của chúng sanh rốt ráo chính là bàn thờ tam bảo với Phật tánh ở bên trong.

-         Nén hương hữu tướng đốt trên tam bảo là phương tiện thiện xảo dẫn đến nén tâm hương ông vẫn cúng dường cho Phật tánh ẩn tàng trong pháp giới!. . . .

-         Quì lạy Như Lai là phương tiện thiện xảo dẫn đến tâm khiêm cung đảnh lễ mọi chúng sanh vì Phật tánh đang biểu thị nơi họ!. . . .

-         Cơ thể trang nghiêm thanh tịnh, tâm chánh định tỉnh giác khi tụng kinh là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến giới tự giữ, luôn thuận tự nhiên, tuỳ duyên hiển tướng và phản ảnh như thị sự vật!. . . Đó chính là trì giới ba la mật!. . . .

-         Này Cỏ May!. . .Dù nắng dù mưa, chẳng nệ trưa chiều sớm tối, xuân hạ thu đông, chẳng kể có việc buồn hay vui. . . .ông đều tinh tấn công phu không bao giờ lỡ hẹn với Như Lai!. . . .Đó cũng là phương tiện thiện xảo của ba đời chư Phật dẫn đến việc tu học và hành đạo không phải là môt lý tưởng để đeo đuổi mà như là bản chất của đời ông. . .là máu thịt của đời ông. . . .Tự nhiên nó phải vậy chẳng cần cố gắng !. . . Mô Phật!. . .Đó cũng chính là tinh tấn ba la mật!. . . .

-         Khi được xã hội đề cao xiển dương hay lúc bị chê bai ruồng bỏ nhiều tai tiếng thị phi. . .dù thành công hay thất bại. . .dù nhục hay vinh. . . .Ông vẫn một lòng tri tụng đúng nghi thức. . .vẫn một lòng hành trì đúng giới hạnh. . . .Mô Phật đó cũng là phương tiện thiện xảo của Như lai để dẫn đến trạng thái rỗng không tự tại đầy nhận biết. . .sự việc đến rồi đi như gió thổi nhà trống như lửa cháy khoảng không. . .Niềm vui không nguyên nhân khiến nụ cười không bao giờ tắt trên môi!. . . .Này Cỏ May!. . .Đó chẳng phải là nhẫn nhục ba la mật sao?!. . .

-         Tụng kinh đúng nghi thức, khoan thai, rõ ràng , từ tốn, âm điệu hợp lý cũng chính là chánh ngữ và ái ngử. Nó là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến lời nói và hành động trong cuộc sống vô ngã tức thời tức khắc phi khái niệm. . . .Mô Phật! Đó cũng chính là thiền định ba la mật!. . . .

-         Này Cỏ May!. . .Bởi đặt niềm tin vào Như lai và chư Bồ Tát là những người đã chứng ngộ mà ông y kinh điển phụng trì và sống theo. Bởi tin tưởng chư tăng là những người con Phật đã thông tình đạt lý mà ông nghe theo lời chỉ dạy của các ngài để liễu nghĩa kinh điển của Như lai. . . .Bởi biết mình còn tâm trí nên ông nhìn đời qua giới luật của Như Lai mà không phán xét!. . . .Nhờ vậy mà ông hoà hợp được với mọi người. . .có trí huệ và hữu dụng cho mình cho gia đình và cho xã hội!. . . .Thế nhưng đây cũng là phương tiện thiện xảo của Như Lai để dẫn đến cái tự nhiên biết của vô ngã. . .cái biết phi khái niệm. . . .như thị. . . . đi liền với hành động tức thời không chần chừ do dự của vô tác. . . .Mô Phật!. . .Đó chính là trí huệ ba la mật vậy!. . . .

Mô Phật!. . .Đối với ta kinh nghiệm lớn nhất trong đời là:

Làm gì ta cũng thấy như đang trong thời tụng kinh trước bàn thờ tam bảo, với Như Lai đang yên lặng mỉm cười trên cao:

 

-         Khi nói với mọi người ta thật tình xem như đang tụng kinh!. . .

-         Khi làm việc gì ta cũng xem như là nghi thức khi đang tụng kinh!

-         Tình cảm của ta đối với mọi người mọi cảnh vật chim muông thú vật cũng như lòng yêu mến kính trọng của ta đối với Như lai khi đang tụng kinh!. . . .

-         Ta nương theo lẽ đời để sống cũng giống như nương theo lý kinh để hành trì vậy!. . . .

 

Mô Phật!. . .ta vốn là người vô học nơi xó núi, ngoài lúc lao động kiếm sống chỉ biết có thú vui uống trà!. . . .

Ông đã có lòng hỏi, ta đã thật tình vì ông và những bạn uống trà của mình mà nói. . . .

Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy!. . . .Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài giảng dạy cho rồi nói lại để ta cùng học với! . . . .

 

Tưởng Vậy/12/8/2006