Nghe đạo cười lớn!
-          Việc gì phải gọi Thày và xưng con?

-         Tại sao lại không?

-         Tôi thấy nó thế nào ấy? Có đẻ ra đâu mà xưng là con?

-         Thế nào là đẻ?

-         Từ người mẹ sinh ra đứa con.

-         Thế nhờ công giáo dưỡng của Thày. "Cái Tôi" ngã mạn chết đi và "con người thật" phục sinh không phải đẻ là gì?

-         Cho là thế tôi vẫn thấy thế nào ấy? Sao người già tóc bạc có địa vị trong xã hội lại xưng "con" với người còn trẻ đáng tuổi con mình?

-         Theo ông thì Thày ở đâu và trò ở đâu?

-         Sờ sờ ra đấy sao còn hỏi?

-         Mô Phật!. . . . Như Lai đã dạy: Y pháp bất y nhân. Bởi vậy Thày là cái "Tánh Thày" tượng trưng cho trạng thái giác ngộ mà con người ấy biểu thị, chứ không đồng nhất với cái thân xác hữu tướng mà ông thấy bên ngoài. Tượng tự như thế trò là cái "tánh trò" tượng trưng cho sự rỗng không và thuận theo của người học đạo chứ không phải ở cái thân xác hữu tướng.

-         Sao một con người bình thường lại được dùng để biểu thị cho trạng thái giác ngộ được?

-         Thế từ trước đến giờ ông đã chào cờ tổ quốc lần nào chưa?

-         Có chứ, rất nhiều lần.

-         Nói như ông thì, một miếng vải tầm thường sao lại tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng được. Và con người cao quí sao lại đi chào và cung kính một vật vô tri. . . .Mô Phật!. . .Chẳng phải ông già thế, có địa vị thế, mà vẫn chào và cung kính trước cờ tổ quốc đấy sao?

 

Cà Độc Dược /20/12/2005