- Xin Thầy an tâm, định tâm cho con.
- Đưa tâm đây ta an cho.
Nghe câu trả lời này tâm trí lập tức gãy đổ tan tành, mặt trời huệ chiếu sáng rực rỡ và Tổ đã trực ngộ. . . .
. . .
- Chuyện xưa là vậy! . . .Nhưng tôi nghĩ cái duyên này cũng như giọt nước tràn ly!. . . .Bởi ngày nay chúng ta nghe lại giai thoại này tuy vẫn rung động thân tâm, thế nhưng chẳng có sự chứng ngộ nào cả!. . . Cái tôi vẫn còn đấy!. . . .
Vậy vấn đề trước tiên là phương thức đổ nước đầy ly!. . . Bởi ly chưa đầy nước mà lại bắt chước “ cái giọt nước” của người xưa thì thật buồn cười!. . .
- Mô Phật!. . .Vậy ông đến đây làm gì?
- Xin cụ an tâm định tâm cho.
- Này Cỏ May!. . .Kinh nghiệm riêng của ta về vấn đề này như sau:
Có 2 việc phải làm: Đó là trị bệnh và phòng bệnh!. .
1. Trị bệnh, nghĩa là “Dụng tâm quán tâm”, luôn tri vọng. Chẳng những khi ngồi thiền hoặc tu tập mà còn trong sinh hoạt thường nhật. Nhờ vậy mà “vọng” tan, khiến không phan duyên theo vọng. Bởi vậy tuy còn ở trong “tâm trí” nhưng được an và định.
2. Phòng bệnh, nghĩa trong sinh hoạt thường nhật phải luôn tỉnh giác phát hiện các tình huống có thể gây rối loạn tâm, để tránh xa chúng hoặc có biện pháp phòng bị an toàn.
Này Cỏ May!. . .Như người kia mắc bệnh dị ứng mà lại luôn luôn phải tiếp xúc với dị nguyên thì bệnh sẽ tái phát rất khó điều trị. Người mới tu tập cũng vậy, độ định chưa vững mà phải luôn luôn tiếp xúc với các nguyên nhân kích động tham dục thì “cái bệnh rối loạn tâm” sẽ lập tức tái phát rất khó tu tập.
Mô Phật!. . .Phát hiện ổ dịch kịp thời, ngay từ những biểu hiện đầu tiên để cách ly và có các biện pháp phòng trừ thì mới dập tắt được dịch. Nếu để sơ hở đã bị lây bệnh rồi mới điều trị thì rất khó lành, mà còn có thể lây nhiễm sang những người chung quanh!. . .
Hềhề!. . . Khi ta tiếp khách hoặc trò chuyện với người khác, nếu thấy người kia bắt đầu có lời nói hý luận vô bổ, tranh luận hơn thua, công kích kẻ khác, hoặc sân hận tham dục. . .v.v . . .Ta thường niệm Phật hiệu và tìm cách tránh đi chỗ khác. Bởi vì ta biết nếu tiếp tục nghe những lời ấy ta rất khó giữ định. Cũng vậy khi có tình huống tham dục kích động xảy ra mà ta đang mắt thấy tai nghe!. . . .Nhờ tỉnh giác ta luôn nhanh chóng phát hiện ngay từ những biểu hiện ban sơ và tìm cách tránh đi chỗ khác!. . . .Bởi ta biết nếu kề cận các biểu hiện ấy thêm tí nữa thôi, ta hoàn toàn có thể không làm chủ được thân tâm!. . . .Mô Phật phòng bệnh hơn chữa bệnh!. . . .Ta biết mình không phải là Phật là Thánh nên gần mực thì sẽ bị đen do vậy ta chủ động không bao giờ gần!. . . .
Ông hỏi nếu là trường hợp bất khả kháng phải tiếp tục ngồi nghe những lời sân hận tham dục hoặc bắt buộc phải tiếp xúc kề cận các tình huống kích động ấy thì làm thế nào à?. . . .Hềhề! . . .Giống như nhân viên y tế có nhiệm vụ phải đi vào ổ dịch. Người ấy phải mặc bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang và tiêm phòng dịch trước. . . .Ta cũng vậy, ta cũng mặc áo “giới luật”, đeo khẩu trang “tịnh khẩu” , đi đôi ủng “thuận duyên”và chích thuốc ngừa bằng cách “trụ vào danh hiệu Phật”!. . .
Mô Phật ta nghe, ta thấy, ta tiếp xúc, ta hành động mà niệm Phật hiệu không ngừng trong tâm, trụ chắc và Phật hiệu để tham dục từ kẻ kia không lây nhiễm sang tâm ta!. . .
Không phải ta có tâm phân biệt. Nhưng trước khi đến đâu, làm việc gì, tiếp xúc với người nào. . . .ta luôn xem chừng đó có phải là ổ dịch không để có biện pháp cách ly và phòng bị an toàn!. . . .
Này Cỏ May!. . .Ta không bao giờ đến vùng có dịch, hoặc tiếp xúc với nguyên nhân lây nhiễm. . Nếu là truờng hợp bất khả kháng thì ta phòng bị như vậy!. . . . Hềhề!. . . nhờ vậy mà ta luôn khoẻ mạnh!. . .Thân tâm ta thường an lạc!. . . .
Thời mạt pháp cơn “đại dịch rối loạn tâm” đang hoành hành, ông hãy trị bệnh bằng phương pháp “Dụng tâm quán tâm” và phòng bệnh từ xa bằng cách tỉnh giác nhận biết các biểu hiện có dịch để chủ động phòng tránh!. . .
Nếu cho mình là người “vô nhiễm” thì không nói chi.
Còn nếu không thì ngay từ bây giờ ông hãy khoanh vùng ổ dịch, phát hiện các cá nhân và tình huống đã bị nhiễm khuẩn để chủ động cách ly và phòng tránh!. . . .Ngoài ra ông nhớ chích ngừa bằng phương thuốc “Niệm Phật tam muội”. . .
Nếu làm được vậy ta chắc ông sẽ chẳng bị bệnh hoặc bị người khác lây bệnh!. . . .
Tưởng Vậy/13/12/2005