Khớp với trật tự đã được thiết lập hiện có là làm mất đi tính cá nhân của bạn. Và đó là toàn thể thế giới của bạn. Khoảnh khắc bạn thoả hiệp và làm mất đi tính cá nhân của mình, bạn đã đánh mất mọi thứ. Bạn đã tự tử. Những người khớp với thế giới này là những người đã phá huỷ bản thân họ. ( Trích Osho- Dũng cảm, vui sống hiểm nguy)
. . .
- Thưa cụ. Cụ có đồng quan điểm với tác giả khi đề cao chủ nghĩa cá nhân? Cụ có cho rằng tính cá nhân là tự do là giải thoát, còn tính cộng đồng là không được vậy?
- Mô Phật!. . .Tôi nghĩ không phải là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Mà là tác giả đang trình bày vấn đề dưới một góc nhìn riêng của mình!. . Cho nên nếu không đồng cảm có thể sinh ngộ nhận!. . .
Này Cỏ May!. . .Như trong cỗ máy này: Từng chi tiết máy, từng bộ phận là cá nhân. Khi đấy nó là nhất vị, là độc đáo, vì chẳng giống các chi tiết khác. . . .Nó tự do, nó là giải thoát vì chẳng rập khuôn chẳng trùng lặp!. . . .Nhưng đối với toàn thể cái máy. Từng chi tiết , từng bộ phận là những yếu tố có tính hữu cơ. Chúng là duy nhất "Một". Cái một, cái cá nhân khi đấy phải mang tính cộng đồng, tính tập thể, tính toàn diện thì mới hoạt dụng mới vận hành được. Này Cỏ May!. . .Cá nhân và cộng đồng, cái Một và Toàn Diện chẳng hề mâu thuẫn nhau vì đó là hai mặt của một vấn đề. Mô Phật!. . .Từng chi tiết, từng bộ phận có hình thái khác nhau có cách vận hành khác nhau, nhưng không hề đi ngược lại tính hữu cơ!. . .Chúng không giống nhau, chúng độc đáo, chúng là cá tính, là nhất vị, nhưng chúng nhất thiết khớp nhau trong cuộc vận hành chung.
Này Cỏ May!. . .Tự do cá nhân không hề ngược với tính hữu cơ của cộng đồng và toàn thể!. . . Hơn nữa tự do thật sự là vô điều kiện, nên không có vấn đề "khớp" hoặc "không khớp".
- Thưa cụ, tác giả cũng không ngụ ý phải luôn luôn "không khớp", bởi vì trong một đoạn khác đã viết:
". . . Tôi không ngụ ý rằng bạn phải bướng bỉnh. Nếu bạn thấy cái gì đó là đúng, hãy đi cùng với nó. Nhưng khoảnh khắc bạn nhận ra cái gì đó không đúng, thế thì cho dù cả thế giới có cảm thấy nó đúng, nó vẫn không đúng với bạn. Và thế thì hãy giữ lấy lập trường của bạn- điều đó sẽ cho bạn sức chịu đựng, sức mạnh, tính toàn vẹn nào đó. . . (Trích Osho- Dũng cảm vui sống hiểm nguy) ".
- Than ôi!. . Khi có đúng và không đúng, có so sánh để ra quyết định, thì đấy vẫn là "ngã kiến" và thuộc phạm trù tâm trí nhị nguyên. Mô Phật!. . người thể nhập tánh thì phải vượt khỏi phạm trù của nhị nguyên luận. Thấy sự vật là "như thị" hoặc "cái đang là" và hành động sẽ là tự phát, tức thời, tức khắc, chẳng chần chừ do dự chẳng qua trung gian của tâm trí!. . .
- Thưa cụ như vậy tự do biểu thị thế nào trong cuộc sống?
- Thể nhập tánh tuỳ duyên tự hiển tướng. . . .Không điều kiện và chẳng cần tiền đề nào vì thuộc bản chất!. . .
- Thưa cụ, như vậy điều mà tác giả trình bày là không đúng, và không phù hợp với người truy tìm chân lý?
- Mô Phật!. . .Không phải vậy. Đối tượng của từ "khớp" trong đoạn văn trên là ngụ ý về trạng thái phóng thể đang hiện hành, chứ không nói về bản thể. Còn điều ta nói là về "tánh" và tuỳ duyên "hiển tướng".
- Tại sao biết như vậy?
- Vì hai lý do: Trước tiên vì ta đồng cảm với tác giả nên tự biết vậy. Thứ đến vì từ "khớp" chỉ về "dụng" nên thuộc phạm trù hiện tượng.
- Cảm ơn cụ về buổi nói chuyện hôm nay.
- Mô Phật.. . . Già tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông làm ơn hỏi lại việc này với chư vị thiện tri thức rồi nói cho già biết với.
Ba Gàn/2/7/2005