- Trừ khi có thú mới còn nếu không chuồng khỉ bao giờ cũng đông khách nhất.- Chú chưa đến đây bao giờ sao biết rành thế?- Có gì đâu, tại khỉ là giống thú có tài bắt chước. Người ta thích đến để xem chúng đi xe đạp, xay gạo, quét nhà, xách nước v. . v. . . . nghĩa là bắt chước các động tác của con người.- Thế thì có gì lạ đâu mà xem, ngày nào chúng cháu chả giúp mẹ làm thế?- Có cái khác chứ, cháu biết là gì không?- Có phải là vì nó là con vật mà biết làm các động tác của con người.- Thế con người có biết leo trèo nhào lộn không?- Biết chứ.- Nhưng con khỉ leo trèo nhào lộn còn giỏi hơn nhiều, nhưng nó lại không đuợc khen khi làm các sở trường của nòi giống khỉ.- Thế theo chú thì tại sao?- Bây giờ giả dụ để cháu đi xe đạp, quét nhà, xách nước, đội mũ, mặc quần áo. .v. .v. . . thì mọi người có hoan hô không?- Lẽ dĩ nhiên là không?- Thế mà con khỉ làm kém hơn thì được hoan hô.- Thưa chú nhưng đối với con khỉ như vậy là đã giỏi rồi. Nó được hoan hô là phải chứ.- Nếu là để mua vui thì cháu nói cũng đúng. Nhưng nếu xét về tính hợp lý, sự hoàn mỹ, cái yêu cầu của công việc thì nó phải bị phạt mới phải. Vì nó chỉ bắt chước được cái hình thức bên ngoài mà mãi mãi không thể hiện được tinh hoa của công việc mà mình đảm trách.- Thế theo chú nguyên nhân gì mà con khỉ lại được hoan hô cổ vũ?- Vì tâm lý đám đông thích nhìn cái kém cỏi của kẻ khác. Nếu có người làm theo mình thì chứng tỏ cái mình làm là đúng là quan trọng. Nhưng kẻ làm theo dù cố gắng đến đâu, phải đều không làm được như ta thì tự ái và ngã mạn mới được vuốt ve! . . . Con khỉ được hoan hô vì nó không làm động tác tự nhiên của giống nòi mình mà lại cố làm theo cái của kẻ khác, cái mà nó sẽ không bao giờ làm được, dù hình thức bên ngoài có thật giống đi nữa. - Chú nói đám đông đều thích biểu thị mình hơn người khác. Thế chúng cháu ái mộ các ngôi sao bóng đá và thần tượng ca nhạc thì sao? Họ đâu có kém cỏi hơn cháu?- Là hai mặt của đồng xu cái tôi. Một mặt là “Cái mình làm được” thì không thích người khác hơn mình. Mặt kia là “Cái mình không thể làm được” thì suy tôn thần tượng vì đó là người thực hiện giùm cái mơ ước dấu kín bên trong.- Hềhề! . . .Cháu nghĩ ra một điều rồi.- Điều gì?- Con khỉ còn được hoan hô cổ vũ huống hồ là con người! . . .Tại sao mình không làm y như vậy?- ? . . .- Chú muốn biết chứ gì? Dễ thôi! Chú mua vé cho cháu vào xem khỉ thì cháu sẽ nói,- Được thôi!- Này nhé! Cháu chẳng cần suy nghĩ gì ráo. Chỉ cần bắt chước con khỉ làm theo người khác. Tự ái họ được vuốt ve khắc họ sẽ ủng hộ cháu. Rồi khi thực hiện công việc, dù khả năng của mình là thế nào đi nữa, cháu bao giờ cũng giả vờ cố gắng làm nhưng không bằng người đề xướng, luôn luôn phải nghe lời chỉ dạy của họ thì khắc bao giờ cũng được ủng hộ. Còn đối với tâm lý chung của đám đông, cháu bao giờ cũng xuôi theo, làm theo ý đám đông thì dù có lạc hậu không phù hợp khắc bao giờ cũng được tán dương! . . . hềhề! . . . Con khỉ còn đuợc hoan hô huống hồ là cháu của chú! . . .- Cháu của chú thông minh mà chậm hiểu ! . . .Nói như cháu thì đúng mà không đúng.- Thế nào là đúng mà không đúng?- Đúng với con khỉ! . . . Nhưng không đúng với con người có nhân cách! - Hề hề! . . Cháu nói chơi vậy, chú giận thật sao? Chú mua vé cho cháu vào xem khỉ đi.- Cháu biết rồi thì xem khỉ làm trò ngoài đời không thích hơn sao?
ĐẠI NGU/19/11/2004