-Bát nhã là gì?

-          Có cái thấy sự vật "như nó đang là"

-          Đó chính là giác ngộ?

-          Không phải thế.

-          Tại sao không?

-          Có cái biết như vậy, chứ không phải có cái kinh nghiệm như vậy.

-          Như vậy là cái biết vay mượn.

-          Không phải thế, nó là cái biết đích thực và là phát hiện của hành giả.

-          Bát nhã chưa phải, vậy bát nhã ba la mật đa hay đại bát nhã có phải là giác ngộ?

-          Đúng vậy.

-          Gọi là "đại bát nhã" hay "bát nhã cùng cực"có phải để chỉ tính toàn diện của trạng thái "như thị".

-          Không phải "bát nhã" là bộ phận và "bát nhã ba la mật đa" là toàn diện. Mà bát nhã là cái biết đỉnh cao của tâm trí sơ bộ về giác ngộ. Còn "bát nhã ba la mật đa" hay đại bát nhã là cái kinh nghiệm của sự thể nhập tánh.

-          Xin cho một thí dụ?

-          Như người đứng bên này sông muốn biết cảnh vật bên kia sông. Người ấy có thể leo lên một đỉnh núi cao để nhìn sang, khắc có cái thấy thật sự không vay mượn về cảnh vật bên kia bờ. Nó như là một phát hiện đích thực. Trường hợp này tương tự như trạng thái "bát nhã". Nhưng nếu người ấy qua sông đến bờ bên kia, khắc sẽ biết cảnh vật bên kia bờ bằng kinh nghiệm thật chứ không phải tầm nhìn. Đây là trường hợp của bát nhã ba la mật đa. Do vậy nên ba la mật đa ( paramita) được dịch là "sang bờ bên kia" là vậy.

-          Cảm ơn ông về buổi nói chuyện hôm nay.

-          Hề hề! . . tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông vui lòng hỏi các vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với!

 

                                  TƯỞNG VẬY/29.9.2004