Ngày kia thiền sư Triệu Châu hỏi thầy Nam Tuyền : " Thế nào là đạo".
Nam Tuyền nói : " Bình thường tâm thị đạo".
Vậy ý người xưa thế nào khi nói : " Tâm bình thường là đạo "?

-  Lão Tử bảo : " Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh".

-  Vậy hoá ra: " Bình thường tâm thị phi thường đạo"?

-  Đúng vậy, nhưng theo cùng cách  ta cũng có thể nói : " Bình thường tâm thị phi thường tâm".

-  Vô lý không thể như vậy được ?

-  Được chứ sao không. Do trụ ngã nên tâm trí bao giờ cũng muốn là một cái gì khác hơn cái hiện có, nó không bao giờ bằng lòng với hiện tại. Bao giờ tâm trí cũng muốn nhiều hơn, cao hơn, khác hơn, nó muốn thể hiện bằng cái khác thường. Trái lại người đạt đạo lúc nào cũng an nhiên tự tại, không cần phải thể hiện mà cùng trôi với vạn pháp, nên người xưa bảo "Bình thường tâm thị đạo" là vậy.

Còn đối với tâm trí nhị nguyên, cái thái độ vô tác, vô sự, vô ngã như vậy là bất bình thường. Nên họ gọi "Bình thường tâm thị phi thường tâm" cũng đâu có gì là lạ! . .

-         Bình thường tâm thị đạo. Vậy " Đạo" cũng có định nghĩa sao?

-         Mượn lời mà nói chứ: " Bình thường tâm" cũng không định nghĩa được!

-         Nè khi nãy giờ, Nam Tuyền với Lão Tử nói, còn ông sao không nói gì? Sao gọi là " Phi thường đạo"?

-         Hề hề! . . Bịt tai, cười bỏ đi! . .

 

                                                       YÊN TỬ/21/6/2004