- Cho đến ngày Tôn Ngộ Không gặp được người tiều phu chỉ đường đến thọ giáo với Tổ Sư Bồ Đề. Người tiều phu tượng trưng cho vị thiện tri thức hướng dẫn ta đắc khí, phương pháp thăng hoa chuyển hoá khí, phương pháp trụ vào giác tánh để khí tự hành. v .v. .Nghĩa là hướng dẫn ta qui y với vị thầy tại tâm của mình. Thật là tài tình, bằng bút pháp kỳ ảo, Ngô Thừa Ân đã dùng hình ảnh người tiều phu để minh hoạ cho minh sư tại thế của người học đạo! - Bồ Đề là phiên âm của từ Phạn ngữ Bodhi nghĩa là giác tánh. Học đạo với Tổ sư Bồ Đề ý nói trụ vào giác tánh để tu tập. Tà nguyệt tam tinh nghĩa là “Một vầng trăng khuyết 3 sao giữa trời”, đây là chiết tự của chữ tâm, ý nói ngụ tại tâm, Linh Đài Phương Thốn là hạ đan điền trong kỹ thuật luyện đan của người Trung Quốc. Vậy lần cư ngụ thứ hai này của Tôn Ngộ Không tượng trưng cho việc khai mở luân xa 2 (swadhisthana) hay tinh khí thần hợp nhất ở hạ đan điền. Để nội hoả thăng hoa, người hành công cần phải trụ vào giác tánh làm chứng nhân cho chính mình. Phải tu tâm nghĩa là “dụng tâm quán tâm” tiêu dung vọng niệm để tiến tới thực chứng Bát Nhã (praijna). Đây là yếu chỉ của động công, nếu trụ vào ý thức thì lạc vào tâm trí nhị nguyên nên trạo cử, nếu trụ vào vô thức thì hôn trầm vô minh. Con đường hành công là trung đạo, nghĩa là ở giữa nên phi logic. Định thì đắc khí, tịnh thì khí tự thăng hoa. •Vị trí thứ 3: Tôn Ngộ Không xuống thuỷ cung lấy áo giáp và thiết bảng: Đối với con người, rốn là nơi cuốn nhau đi vào là đầu mối của sự sống. Nếu con người được xem là “tiểu vũ trụ” thì rốn là nơi “đại vũ trụ” mẹ, giao thoa với “tiểu vũ trụ” con. Trong Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã hình tượng hoá cây thiết bảng của Tôn Ngộ Không nguyên là cây cột chống trời, nghĩa là nối liền trời đất. Vậy phải chăng nó như là “cuốn nhau” của người mẹ vũ trụ. Nơi mà năng lượng khí qua đó nuôi dưỡng mạng mạch của người luyện công. Hành giả khi ấy như là thai nhi nằm trong bào thai vũ trụ vậy! . . Cây thiết bảng sau này thành vũ khí lợi hại của Tôn Ngộ Không khiến ngài có thể đại phá ma quân, hành công đức cho đến ngày giác ngộ. Tương tự như năng lượng khí của người hành công do giao lưu hợp nhất với vũ trụ mà có, và đó chính là phương tiện cần thiết để người tu tập thực chúng giác ngộ vậy! . . . Áo giáp là phương tiện bảo vệ cơ thể. Đối với người luyện khí công đó chính là vệ khí hiển thị toàn bộ bề mặt da khi người hành công khai mở được luân xa 3 hay khí công đã vượt qua Đan Điền Tinh tiến đến Đan Điền Khí giữa ngực. Vậy lần xuống Thuỷ Cung để lấy áo giáp và thiết bảng của Tôn Ngộ Không phải chăng Ngô Thừa Ân đã tiểu thuyết hoá quá trình khai mở luân xa 3 (Manipura) làm cho vệ khí hiển thị cũng như hành giả có thể sử dụng Khí tuỳ ý như là phương tiện thiện xảo để tu tập và hoạt dụng độ sanh. •Vị trí thứ 4: Tôn Ngộ Không xuống U Minh Giới đánh thắng Ma Quỉ và Diêm Vương, xoá sổ sinh tử: Ngô Thừa Ân đã nhân cách hoá trạng thái “Vô thức” của tâm trí thành Diêm Vương, chúa tể của cái chết. Bằng ngòi bút phi thường của mình tác giả đã tiểu thuyết hoá quá trình đắc khí, dụng khí mà không nô lệ vô thức của người hành công với hình tượng Tôn Ngộ Không chiến thắng Diêm Vương. Xoá sổ sinh tử, nghĩa là không bao giờ chết. Tôn Ngộ Không xoá sổ sinh tử tượng trưng cho việc điều khí trong tỉnh giác không hôn trầm mê muội hoặc bản năng. Nó tượng trưng cho việc người hành công có cái biết chân chính: Ta không phải cơ thể này, cũng không phải tâm trí này. Mà là Tánh với thể Dụng của nó là Khí. Bởi Tánh không sinh ra, không già, không chết, không thêm gì được vào, không bớt gì được ra, rỗng không mà ẩn tàng mọi sắc tướng nên gọi là xoá sổ sinh tử. Hành giả luyện công đến đây sẽ không bao giờ đứt Khí. Đối với người luyện khí công hoặc hoả xà thì thở ra như chết, hít vào như sống. Hơi thở theo công phu tu tập ngày một chậm dần, nhẹ dần đi, tương ứng với độ tịnh hoá của thân tâm. Khởi đầu là điều hoà, sau đó chậm dần nhẹ dần để thành qui tức nghĩa là thở như rùa, tiếp đến là vong tức nghĩa là thở mà như không thở mà hơi thở thông qua tác động của khí tự xuất hiện phù hợp với hoạt động thích ứng tình huống. U Minh Giới là cõi chết. Kỳ diệu thay! . . nó đã được Ngô Thừa Ân dùng để minh hoạ một cách sinh động trạng thái Vong Tức của người hành công. Thế thì phải chăng Tôn Ngộ Không xuống U Minh Giới chiến thắng Diêm Vương xoá sổ sinh tử. Minh hoạ cho quá trình nội hoả thăng hoa đến ngực khai mở luân xa 4 ( Anahata) tại đại huyệt đản trung. Khi ấy người hành công luôn thường trụ khí do luôn nhận biết tỉnh giác không nô lệ cho vô thức bản năng. Hơi thở trở thành vong tức. •Vị trí thứ 5: Tôn Ngộ Không lên Thiên Đình, ăn đào tiên, uống linh đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đại náo thiên đình. Theo niềm tin Á đông, thiên đình là cơ quan cai quản mọi sự vận hành của vũ trụ và thế gian. Nó tượng trưng cho dịch lý nghĩa qui luật biến dịch khách quan của trời đất, tượng trưng cho thế giới biến dịch sinh diệt của hiện tượng.Tôn Ngộ không đại náo thiên đình minh hoạ cho người hành công rời khỏi thế giới hiện tượng để thể nhập bản thể sự vật. Đào tiên và linh đan là những báu vật thuộc Tiên đạo. Nó tượng trưng và minh hoạ cho những thành quả hữu tướng thuộc về khí lực và thể lực của người luyện công. Ăn đào tiên, uống linh đan và đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân minh hoạ cho quá trình người luyện công sau khi thực chứng những công năng và thọ nhận được những kết quả diệu kỳ của việc luyện khí, không tự mãn ngừng ở đây, người hành công phải thăng hoa lên giai đoạn “luyện Khí hoá Thần” Với Đan Điền Khí giữa ngực và Đan Điền Thần tại trán thì giai đoạn “luyện khí hoá thần” phải nằm ở giữa, nghĩa là tại đại huyệt Thiên Đột ở cổ họng thuộc luân xa 5 (víshusdda). Như vậy hình tượng Tôn Ngộ Không lên thiên đình, ăn đào tiên, uống linh đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân phải chăng Ngô Thừa Ân đã dùng để minh hoạ cho quá trình thăng hoa của kundalini trong kênh sushuma tiến đến các đốt sống cổ khai mở luân xa 5 tại đốt C7. Người hành công mở đầu cho giai đoạn “luyện khí hoá thần” gây các chuyển hoá quan trọng về tâm thức để thực chứng bát nhã là trạng thái “thần hoàn hư” bất tư nghì, sau khi đã thực chứng những công năng và kết quả diệu kỳ của giai đoạn luyện “tinh hoá khí”. •Vị trí thứ 6: Tôn Ngộ Không cùng Sa Tăng Bát Giới chiến thắng Ma Quỉ. Bảo hộ thầy là đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh: -Tam Tạng người do cha mẹ sinh ra bằng huyết nhục, là người của thế gian. Khác với 4 thành viên kia : Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới, Ngựa trắng, đều người của thế giới tâm linh. Tuy Tam Tạng yếu đuối, chẳng có thần thông gì, lại cũng chẳng có trí tuệ hơn 4 thành viên kia nhưng lại là thầy và là người chủ trì cuộc Tây Du. Cái mà Tam Tạng hơn 4 thành viên kia hoạ chăng chỉ có: đức tin, giới luật, tính thiện, quyết tâm và sự gia trì bảo hộ của chư Phật chư Bồ Tát. Phải chăng theo Ngô Thừa Ân đó là những yếu tố cần thiết để sử dụng luồng năng lượng, thực chứng giác ngộ. Dù suốt quá trình tu tập cái tham sân si của Bát Giới vẫn còn đấy, cái chấp thủ của Sa Tăng vẫn còn đấy, và vẫn còn cần đến những phương tiện vật chất nhất định. Thế nhưng nếu nội hoả được chủ trì bởi một người bình thường không hoang tưởng, người đủ các yếu tố trên nhất định hành giả sẽ thực chứng giác ngộ. Bởi qua quá trình trui rèn, nội hoả chẳng những tự hoàn thiện chính mình, liên tục thăng hoa lên những dạng vi tế hơn thanh tịnh hơn mà còn là động năng giúp tham sân si chuyển hoá thành giới định huệ, giúp chấp thủ thành xả bỏ vô trụ tướng, giúp cái thiện nhị nguyên chuyển hoá thành trạng thái bát nhã của vô ngã. Con đường thỉnh kinh là con đường luyện Tâm, với Ma Quỉ là các dạng vọng niệm làm rối loạn Tâm và 5 thầy trò Đường tăng tượng trưng cho vốn liếng về Thân Tâm của người đã đắc khí. Nếu Tam Tạng nghe lời Tôn Ngộ Không thì chiến thắng Ma Quỉ. Nếu Tam Tạng nghe lời Bát Giới thì thường bị ma quỉ bắt. Tượng trưng cho hành giả nếu bị tham sân si lôi kéo thì thường thất bại trong đường tu tập dù đã đắc khí. Trái lại người hành công phải sử dụng năng lượng làm phương tiện thiện xảo để tu tập, phải luôn nương theo tác động của khí để hiển thị. Tuy nhiên người hành công phải luôn nghiêm trì giới luật thì mới làm chủ được luồng năng lượng này. Giống như lúc ban đầu Tôn Ngộ Không quen phóng túng Tam Tạng không thể điều khiển được phải niệm chú cẩn cô vậy! Đến giai đoạn này Tôn Ngộ Không dùng tài lực của mình thường không chiến thắng được Ma Quỉ. Trái lại ngài phải biết chủ của Ma Quỉ ấy là ai, thỉnh vị ấy giáng lâm để trừ tà. Phải chăng Ngô Thừa Ân ngầm ám chỉ việc tiêu dung vọng niệm phải dùng trí tuệ để biết nguyên nhân các niệm ấy từ đâu mà ra. Nhận biết tỉnh giác nguyên nhân ấy nghĩa là dùng pháp đối trị thì vọng niệm tự tiêu dung. Do ma quỉ thường là người nhà của chư Thánh Mẫu và Bồ Tát. Nên giai đoạn này Tôn Ngộ không thường xuyên lên xuống giữa thế giới Bồ Tát và thế giới chúng sanh. Nếu nội hoả thăng hoa thì điểm cuối cùng là đỉnh cao nhất của cơ thể, nó phải là đỉnh đầu tại đại huyệt Bách Hội hay luân xa 7, nơi tượng trưng cho thế giới tâm linh cao tột. Còn từ tuỷ sống trở xuống (luân xa 5 xuống luân xa 1) thì tượng trưng cho bản năng. Bởi vậy giai đoạn trung gian giữa tâm linh và thế gian là tại trán, tại Đan Điền Thần ở huyệt ấn đường, đó cũng là vị trí luân xa 6 (Ajna). •Vậy hình tượng Tôn Ngộ Không cùng Sa Tăng Bát Giới chiến thắng Ma Quỉ. Bảo hộ thầy là đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh nhằm minh hoạ cho giai đoạn điều tâm “luyện khí hoá thần” của tịnh công. Nội hoả tiến lên đại não khai mở luân xa 6 (Ajna) cũng có nghĩa tinh khí thần hợp nhất ở Đan Điền Thần tại đại huyệt ấn đường. Khí hiển thị qua tâm thức “vô niệm” nên trở thành yên lặng. Nội hoả làm trí huệ phát sinh. •Vị trí thứ 7: Tôn Ngộ Không cùng cả đoàn thỉnh kinh gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh được kinh vô tự, rồi sau đó lại thỉnh được kinh có chữ trở về. Tôn Ngộ Không cùng Tam Tạng đều thành Phật, Sa Tăng, Bát Giới, Ngựa Trắng đều thành Bồ Tát và là thị giả của Phật. - Hình tượng năm thầy trò Đường tăng thấy xác của mình trôi trên sông minh hoạ cho trạng thái vô ngã (anatta) của người tu tập. - Tôn Ngộ Không gặp Phật Tổ Như Lai tượng trưng cho việc nội hoả kundalini tiến đến đỉnh đầu khai mở luân xa 7 tại đại huyệt bách hội. Tôn Ngộ Không thành Phật tượng trưng cho việc nội khí qua luân xa 7 hoà nhập với biển năng lượng vũ trụ của trời đất. Hay hợp nhất với Phật Trường của Như Lai.- Tam Tạng thành Phật tượng trưng cho tâm chánh định thuộc tâm trí nhị nguyên đã thăng hoa chuyển hoá thành trạng thái rỗng không như thị của bát nhã. Bởi vậy khi đi thì Tam Tạng đi trên mặt đất như người thường, khi về thì bay như chư Bồ Tát. - Bát giới, Sa Tăng, Ngựa Trắng đều đắc quả minh hoạ các yếu tố khác của người hành công đều được thăng hoa chuyển hoá đến cùng cực. - Năm thầy trò Đường tăng gặp Phật Tổ, thỉnh được kinh vô tự tượng trưng cho việc người hành công thể nhập bản thể, thực chứng “chân không”, thấy Phật pháp phi văn tự mà ẩn tàng trong thế giới hiện tượng. - Sau đó năm thầy trò Đường tăng lại thỉnh được kinh có chữ mang về cho người đời. Tượng trưng cho việc người tu tập thực chứng “diệu hữu”, tuy ở thế giới thanh tịnh mà luôn tuỳ duyên ứng dụng để độ sanh.
Hềhề. . . Bạn đã hỏi thì ta tình thật nói vậy. Chứ thật ra ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Bạn nên thưa hỏi việc này với chư Tăng Ni và chư vị thiện tri thức để các ngài ấy chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.Nói xong mà chả thấy trà đâu! . .Nhìn quanh cũng chẳng thấy còn mống nào ngồi nghe!. . .Hoá ra mình đã thành Độc Cô Cầu Bậy rồi sao? . .hì hì! . .không có Trà thì đành uống bia vậy! . . .ai có tiền thì rũ tớ đi với! . . .
Ba Gàn/30/11/2008
(Phần bài trước)
(Bài thảo luận từ diễn đàn và bài tổng hợp)