1. Có đèn có dầu mà chưa đốt thì đèn không sáng. Hiệp Khí là đốt đèn tâm. Là hợp nhất với thể linh diệu của trời đất để Bi Trí Dũng có thể biểu thị qua lời nói và hành động.
2. Chùi đèn rót dầu là tự giác. Đốt đèn là giác tha. Biết đặt đèn đúng vị trí để mọi người có thể dùng ánh sáng của nó hiệu quả hơn là giác hạnh.
3. Giảng về ánh sáng hay liên tục chùi đèn cho sạch mà không đốt đèn thì ánh sáng không có. Thì bóng tối sẽ bao trùm kể cả bao trùm cái đèn.
4. Như người đọc sách. Sách đã có, đã mở ra, nhưng đang ngồi trong tối thì không đọc sách được. Thì không tiếp thu kiến thức của thánh hiền được. Pháp Như Lai thì luôn có đấy, luôn mở ra để cho chúng sanh có thể đọc lúc nào cũng được. Nhưng đèn tâm chưa được đốt thì sao có thể đọc. Vị thầy tâm linh như cây đèn đã đốt đang tỏa sáng. Chứ sách, tác giả là Phật và các vị Thánh Hiền. Cái đèn không truyền thụ kiến thức gì cả. Ta đâu biết gì, ngươi muốn biết thì đọc sách đi. . .hề hề. . .Ta chỉ yên lặng hiện hữu.
5. Ban đầu thấy có đèn, ông mang sách đến đọc. Người có đèn bèn nói, ông cũng có đèn đấy, sao không đốt nó lên rồi muốn mang sách đi đâu để đọc cũng được, cần gì phải ngồi ở chỗ của ta. Người có sách bèn mồi lửa ở cây đèn đang cháy rồi ngồi đấy hay mang đèn mang sách đi chỗ khác là tùy thích. . . .Này Cỏ May, ông đến chỗ của ta cũng như vậy. Hãy tự đốt đèn của mình lên để tự do khỏi ta. . .hề hề. . .
6. Hề hề. . . không phải chỉ ngồi chỗ cây đèn của ta là chánh giáo còn ngồi gần cây đèn người khác là tà đạo. Tu pháp giải thoát thì phải có khả năng mang cây đèn của mình đi đâu cũng được. Đừng tập trung quá đông vào chỗ có cây đèn rồi dành chỗ ngồi gần để thấy rõ hơn. Đừng cố bảo người khác đi theo cây đèn của mình mà hãy bảo họ đốt đèn lên rồi đi chỗ nào tùy thích.
7. Bảo người khác góp tiền để làm cây đèn mình ngày càng lớn hơn, to hơn, đẹp hơn. . .để mọi người soi chung. Mới nghe thì thấy hay nhưng sao bằng đèn ai nấy sáng và tự do tự tại chứ. Cố làm cho đèn mình ngày càng to hơn chính là ngã chấp.
8. Này Cỏ May, hình thức cây đèn thì quan trọng gì chứ? Đèn đẹp là vô tác dụng nếu ánh sáng nó yếu hay không sáng. Đèn to là vô tác dụng nếu nó không sáng hay ánh sáng quá yếu. Không đốt đèn của mọi người lên mà cố tạo điều kiện để người ta qui tụ quanh cây đèn của mình là tội lỗi. Vì ai cũng có đèn có dầu rồi. . .ai cũng có Phật tánh sẵn rồi. . .cớ sao cứ để họ lệ thuộc ánh sáng của mình chứ?
9. Đèn chỉ cần sáng nhiều thôi, chứ sáng có hình theo kiểu chữ nào đấy dù là chữ Um hay chữ vạn. . . chứ nhấp nháy xanh đỏ, chứ ánh sánh nhảy múa theo nhạc dù là nhạc thiền đi nữa, cũng đọc sách sao được chứ? Đọc sách như vậy hư mắt đấy. . .hề hề. .
10. Muốn đốt đèn cho người khác, bản thân mình đèn phải đang cháy phải đang có lửa? Đèn mình chưa cháy mình chưa có lửa thì nói nhiều cũng vô ích thôi. Thế nào là đèn đang cháy?- Đèn chỉ yên lặng hiện hữu thế mà học trò đọc được sách làm được bài tập. Vị thầy ấy không cần nói hay làm gì nhiều chỉ yên lăng hiện hữu thôi, thế mà học trò của ngài từ từ lành bệnh về cơ thể, từ từ lành bệnh về tâm lý, từ từ xa rời lưới ma có cuộc sống hạnh phúc yên vui. . .- Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà bệnh cơ thể không tự lui thì ông chưa có Khí thường trú.- Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà bệnh tâm lý không lành không tự thấy an vui thì ông chưa chứng thiền.- Này Cỏ May, nếu người ấy ở gần ông mà vẫn bị tà ma quấy nhiểu hay kẻ ác dương thế gây hại. . .thì ông chưa chứng mật tông, chưa được Quỉ Thần, Như Lai và Bồ Tát gia hộ, chưa thường trú tam bảo. - Này Cỏ May, ông thầy không cần làm gì, mà những người chung quanh vẫn tự nhiên được lợi thì mới gọi là thầy. . .thì đèn của người ấy mới đang cháy chứ. . .hề hề. . .Này Cỏ May, cái đèn thì chứ đâu phải cái loa. . .Cái đèn chứ đâu phải con lật đật. . .Cái đèn chứ đâu cần phải là mặt trời mặt trăng có sáng có tối mà người đời phải lệ thuộc. . .Cái đèn là của ông, dầu là của ông, lửa thì đang có đây. Ông hãy tự do muốn đốt, muốn tắt, muốn mang đi đâu tùy thích, thế chẳng tiện hơn mặt trời mặt trăng sao?Này Cỏ May. . .mặt trời mặt trăng sao bằng ánh sáng của cây đèn tự chủ chứ?>>>
(Nhảy múa trên khóm hoa).