1/ Như gió thổi thì rừng trúc nghiêng mình theo chiều gió. Người đã " nhập lưu" khi tiếp xúc với thiêng liêng thì cơ thể tự xuất hiện động tác lạy, chứ hành giả không làm bằng thể dục cơ bắp.
2/ Trăng trên cao soi sáng núi đồi. Trăng sáng cứ sáng, rừng trúc chuyển động theo chiều gió cứ chuyển động. Hành giả tràn đầy nhận biết tỉnh giác. Nhưng động tác lạy bằng điển quang vẫn xuất hiện điều hòa trang nghiêm; không rối loạn và " hòa nhi thánh chúng"; không cường điệu không khác thường. Hòa hợp và đồng điệu với động tác hành lễ của mọi người.
3/ Nếu gió mùa xuân nhẹ nhàng tươi mát thì rừng trúc chuyển động nhẹ nhàng chậm rãi. Mùa giông bão, gió quá lớn; gió giật, gió cuồng; gió xoáy. . .v.v. . Thì rừng trúc vặn mình chuyển động cường bạo có khi bị trốc gốc. . .v.v. . .Cũng vậy người đảnh lễ thiêng liêng bằng điển quang mà mất trang nghiêm mất thanh tịnh thì "người bên trong" của họ là ma quỉ. . .không phải các bậc thánh hiền; bồ tát hoặc Phật. . .
4/ Cho nên hiệp khí hay nhận gia trì lực rồi muốn biết học trò mình có bị lạc hay không. Vị thầy tâm linh bao giờ cũng bắt học trò mình đảnh lễ thiêng liêng bằng điển quang(năng lượng). Nếu động tác của học trò mình chỉ là thể dục cơ bắp, thì người ấy chỉ là "dự lưu" còn đứng trên bờ chưa nhảy xuống nước. Còn nếu đảnh lễ được bằng năng lượng mà động tác mất trang nghiêm mất thanh tịnh thì người ấy đang bị lạc. Cần phải có minh sư đủ lực hướng dẫn tập lại từ đầu cho thật chính xác.
5/ Không phải cứ niệm Phật trì chú thì nhận được gia trì lực của Phật hay Bồ Tát. . . Trạng thái tâm thức của hành giả khi hành công có trang nghiêm thanh tịnh và có nhiễm dục hay không mới là quyết định. Nếu tập với tâm tham pháp hay tham dục thì mật tông gây hại nhiều hơn không tập.
6/ Nếu động tác đảnh lễ bằng năng lượng xuất hiện trang nghiêm nhưng lại khác thường không đồng với mọi người trong chánh điện và không đúng theo nhịp của người gõ chuông thì hành giả là người cống cao ngã mạn đang nhận điển của Thiên Ma nên trang nghiêm mà không " hòa chúng".
7/ Đảnh lễ được rồi, muốn thiêng liêng thường gia hộ độ trì thì hành giả phải giữ thân tâm luôn thanh tịnh, hành động và lời nói có thiền vị và thường hành thiện giúp người vô vụ lợi. Nếu không tự tạo môi trường tâm linh như vậy. Thì khi đảnh lễ xong hay công phu xong. . .hành giả và thiêng liêng không thể hợp nhất nên mất thần lực và mất huệ lực gia trì.