1/ Khách quan, đừng trói tâm thức mình vào một niềm tin, một hình tướng, một đối tượng bên ngoài cơ thể mình. Nếu không, năng lượng mà bạn cảm nhận được sẽ biểu thị theo những cung cách méo mó không phù hợp với nhu cầu thực tiễn của bạn.
2/ Đối tượng mà bạn trụ tâm phải nằm ngay trên chính cơ thể bạn. Thí dụ như: hơi thở, động tác, vị trí bạn bị bệnh. . .v.v. . .Tuyệt đối không nên trụ tâm vào các khái niệm trừu tượng không có thật. . .Vì nếu không, khi đắc khí bạn có thể lạc vào hoang tưởng. . .
3/ Người mới tập thiền năng lượng, ban đầu nên trụ tâm vào hơi thở. Vì hơi thở (praijna) là cơ quan duy nhất trên cơ thể có thể vận hành bằng 2 cơ chế: ý thức và vô thức. Bởi vậy ban đầu qua phương tiện hơi thở, bằng ý thức bạn đi vào định qua việc trụ tâm vào nó. Và khi bạn đi vào trạng thái thiền(siêu thức) không trụ vào ý thức nữa, bạn vẫn giữ được định nên khí không rối loạn.
4/ Thiền không phải là ý thức cũng không phải là vô thức vì ra khỏi tâm trí nhị nguyên. Trạng thái nhận biết phi nguyên nhân của thiền do vậy gọi là siêu thức.
5/ Ban đầu nhận biết là ý thức. Khi đi vào định do tịnh mà " cái tự nhiên biết" tự sinh ra. Nên không hề có cố gắng để nhận biết. Bởi vậy khi luyện khí bạn luôn "nhận biết" mà không hề ảnh hưởng đến sự chuyển động hay ngồi tịnh của cơ thể. Cho nên khi bạn đắc khí và cơ thể chuyển động mà bạn vẫn luôn nhận biết toàn bộ quá trình để làm chủ nó.
6/ Như gió thổi rừng trúc chuyển động theo chiều gió. Trên cao trăng đang yên lặng soi sáng núi đồi. Ánh trăng không hề cản trở sự chuyển động của rừng trúc.Cũng thế sự nhận biết không hề cản trở hay làm rối loạn sự chuyển động hay ngồi tịnh của cơ thể hành giả.
7/ Này Cỏ MayLuyện Khí mà mất nhận biết, giống như người mù mà leo núi, trước sau gì cũng gặp tai nạn.
8/ Này Cỏ MayLuyện Khí mà đối tượng của thiền lại là một khái niệm hay hình tướng bên ngoài cơ thể, thì giống như người về nhà mình mà lạc đường sang nhà người khác vậy.
9/ Này Cỏ MayLuyện khí là đi vào con đường Trung Đạo. Như người đi dây nghiêng quá nhiều bên động hay nghiêng quá nhiều bên tịnh đều khiến ông rơi xuống địa ngục. Không trụ vào động hay vào tịnh, mà tự điều chỉnh "cân bằng động" giữa 2 cực của nhị nguyên( dualisme).
10/ Này Cỏ MayLuyện khí là môn nghệ thuật phi nỗ lực. Nếu mất tính nhàn, mất tính thú vị, mất tính hiệu quả, mất tính một mình, . . .thì ông tập làm gì chứ?