1/ Chạy mà như đi thì chạy sẽ nhàn. Đi mà như ngồi nghỉ, thì thư thái đi chứ hổng phải bạn đi. Ngồi nghỉ mà như ngồi thiền thì chẳng những nghỉ ngơi về cơ bắp mà còn nghỉ ngơi về tâm trí. Đó là phép dưỡng sinh không cố gắng của người cao tuổi và bệnh nhân mãn tính, để chống lão hóa kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh hạnh phúc.
2/ Tu mà tướng như đời thì thảnh thơi không gò bó. Đời mà tướng như chơi thì đời thảnh thơi nghệ thuật.
3/ Chơi mà rỗng mà thông mà đồng mà cảm thì khác gì Tánh diệu Dụng.
4/ Đắc Khí mà yên lặng mà bình thường tâm thì khác chi "tự tại vô ngại". Tánh đồng khởi Dụng.
5/ Khí hợp nhất với người mà tay còn bắt ấn thì Thân Mật với Thân Vật Lý chưa làm Một. Bắt ấn chỉ là biểu thị của quá trình đang hợp nhất "Tam Thân thành Nhất Thể" ở Thân. Cho đến khi động tác tự trở về bình thường thì bấy giờ mới là hoạt dụng của Bồ Đề Tát Đỏa(Bodhisattva) và mới có hiệu lực trong thực tiễn.
6/ Khí hợp nhất với người mà miệng còn tụng Thần Chú thì Thân Mật với Thân Vật Lý chưa làm Một. Trì chú chỉ là biểu thị của quá trình đang hợp nhất "Tam Thân thành Nhất Thể" ở Khẩu. Cho đến khi lời nói tự trở về bình thường thì bấy giờ mới là hoạt dụng của Bồ Đề Tát Đỏa(Bodhisattva) và mới có hiệu lực trong thực tiễn.
7/ Khí đã hợp nhất với người mà tay còn vẽ phù (Mantra) thì Thân Mật với Thân Vật Lý chưa làm Một. Vẽ phù chỉ là biểu thị của quá trình đang hợp nhất "Tam Thân thành Nhất Thể" ở Ý. Cho đến khi Tri Hành hợp nhất ở động tác và lời nói bình thường, thì bấy giờ mới là hoạt dụng của Bồ Đề Tát Đỏa(Bodhisattva) và mới có hiệu lực trong thực tiễn.
8/ Khí đã hợp nhất với người mà chưa thấy Phật ẩn tàng trong sự sự vật vật thì Tâm còn phân liệt, chưa thể nhập vào Mandala của Tỳ Lô Giá Na.
9/ Khí đã hợp nhất với người mà còn chấp tướng; chấp thượng đế hữu nhân cách. Thì sẽ chấp vào các pháp tướng hữu vi chưa thể nhập Madala vô vi. Do vậy mật tông chỉ phát triển qua niềm tin mà thiếu hiệu lực trong thực tiễn.
10/Nói mà như không nói chính là im lặng lắng nghe. Im lặng lắng nghe thì học được cái khôn nơi người khác mà không phơi bày cái ngu của mình ra. Người mà làm người khác phấn khởi để nói là người khôn ngoan. Nhưng người làm người khác biết tiết kiệm lời nói, biết thường yên lặng mỉm cười, mới là người đạo đức.
11/ Đứng bên ngoài nhìn vào thì rừng già âm u, cọp beo rắn rết, vực sâu gai góc khó vào khó đi. Nhưng ông cứ vào, thế nào rồi cũng có đường đi. . .dù là đường khó đi và nguy hiểm. . .Miễn là ông có la bàn để đừng đi lạc.Cũng vậy, trong cái chợ đạo. Không thiếu chỗ có thể thư giãn uống trà. . .Ông biết đấy cái chợ là cần thiết. Có hề gì đâu chứ, miễn là ông không khó tính. . .hề hề. . .^^^
Miễn là có la bàn