1/ Khi bạn là " cái biết", thì sự háo hức để biết không còn nữa. Bạn hiện hữu trần trụi với cái nhìn khách quan tự nhiên, không nô lệ với chính mình, cũng không nô lệ quan niệm của đám đông hay nô lệ với mọi thần tượng đời hay đạo. Bạn hiện hữu thuần khiết nên gọi là tự do hay giải thoát. Điều ấy gọi là " giải thoát sở tri kiến", nó đi liền với sự thảnh thơi và yên lặng.
2/ Trong dốt nát bạn phạm nhiều sai lầm. Còn trong tri thức và hiểu biết bạn chỉ phạm duy nhất một sai lầm là " chấp ngã". Do đó nếu chấp vào sự hiểu biết của mình dù là biết về đạo. Bạn cũng sẽ ngày càng xa đạo vì đi ngược với lý " vô ngã".
3/ Khi bạn bị gai đâm. Bạn có thể dùng cái gai thứ 2 để lấy cái gai thứ nhất ra. Nhưng nếu bạn cho rằng cái gai thứ 2 là diệu pháp cần phải giữ lại trong vết thương thì bạn đã lầm. Giáo lý như là cái gai thứ 2, dùng xong rồi nên ném nó đi.
4/ Khoa học cố gắng để khám phá thực tại khách quan. Còn tâm linh lại thám hiểm thực tại chủ quan. Cho nên mối quan hệ thầy giáo và học sinh khác xa mối quan hệ thầy và đệ tử. Thầy giáo dạy học sinh, còn sư phụ thì tạo ra hiện tượng để đệ tử nhập vào trạng thái ấy và qua trải nghiệm, bản thân tự kinh nghiệm. Nên chứng ngộ là tự kinh nghiệm không thể dạy, không thể truyền trao.
5/ Khoa học dùng hoài nghi làm phương pháp. Trong tâm linh trái lại " tin cậy" là phương pháp. Khoa học dùng logic làm phương pháp. Tâm linh trái lại dùng tình yêu làm phương pháp. Khoa học dùng chinh phục làm phương pháp. Trong khi tâm linh lại dùng buông xuôi làm phương pháp. Học sinh càng học do chấp vào cái biết của mình nên bản ngã ngày càng lớn hơn. Trong khi người tu ngày càng tiến dần tới trạng thái vô ngã do tịnh hoá thân tâm để tự phản ảnh như thị sự vật.
6/ Thầy giáo giúp học sinh thu thập kiến thức. Còn sư phụ thì giúp đệ tử gột sạch đầu óc để lại quay về hồn nhiên như đứa bé.
7/ Quan hệ giữa sư phụ và đệ tử là quan hệ giữa 2 con tim không phải chuyện của 2 cái đầu. Khi người đệ tử cúi mình trước thầy. Người ấy vứt bỏ bản ngã và biến thành một phần của thầy mình. Thế rồi ở trong trường năng lượng thiên liêng, yên lặng, buông xuôi và tin cậy. Đột nhiên trong giây phút nào đấy bổng có sự đồng bộ giữa thầy và trò. Cái đấy tự nhiên xuất hiện như xuân về mai nở không cần cố gắng. Khả năng tâm linh của thầy tự nhiên thông qua tâm thức người trò mà không hề có sự truyền trao. Gọi là " bất truyền truyền".
8/ Nầy Cỏ May, khi ông làm việc đời phải dùng khoa học. Nhưng ông đem tinh thần khoa học để thọ giáo với vị thầy tâm linh là ông đã nhầm rồi đấy. Đó là 2 phạm trù khác nhau ông đừng lẫn lộn.
9/ Vị thầy tâm linh thực sự không bao giờ cố dạy hay cố truyền thụ. Ngài chỉ hiện diện như là sự hiện hữu thuần khiết. Thế rồi như ngồi gần bếp lửa tự nhiên thấy ấm, ngồi gần hoa sen tự nhiên thấy hương thơm, gần thầy tự nhiên ông thể nhập "thường tịch quang" mà không cần cố gắng thụ khí hay nhận năng lượng. Miễn là ông buông xuôi, tin cậy, trong sạch và yên lặng.
10/ Đối với thầy tâm linh thì trò có thể là hữu hình hay vô hình. Thì đối với trò tâm linh thì thầy cũng có thể là hữu hình hay vô hình. Thể xác nầy tâm trí nầy đâu phải là mình. Thì thể xác thầy, tâm trí thầy đâu phải là thầy. Thầy là ai thì học trò phải bằng con tim tự cảm nhận mới học được. Như đứa bé đang khóc không cần thấy mặt mẹ nó nó vẫn nhận ra được. Mùi da thịt, tiếng động quen thuộc khi mẹ nó đang đến gần . . . v . v . . . Đệ tử có tâm thì bằng cảm nhận con tim bao giờ cũng biết được thầy tâm linh của mình lúc nào hiện hữu trong thể xác của sư phụ để học đạo. Sở dĩ phải vậy, vì thầy tâm linh bao giờ cũng " đa nhân cách".>>>
Hãy hiện hữu thuần khiết.