1/ Nếu "nhất niệm" mà không có tâm linh, nó chỉ là tự kỷ ám thị. Khi ấy mọi hình ảnh và âm thanh hành giả cảm nhận được khi trụ tâm vào nhất niệm đều là trò chơi của tâm trí do vọng tưởng tạo thành. Nếu hành giả tưởng đó là các biểu thị của việc tiến hoá về mật tông là sai lầm và nguy hiểm.
2/ Mã khoá khi tập KCDS và các câu mật chú đều là " nhất niệm". Nhưng mã khoá khi tập KCDS chỉ là tự kỷ ám thị qui định phạm trù tâm lý cho người tập, để họ khỏi rối loạn Khí. Vì " dụng ý điều khí " cho nên nếu có quá nhiều ý nghĩ Khí sẽ không biết chấp hành theo lệnh nào. Bởi vậy " mã khoá" khi tập KCDS phải rõ ràng cụ thể và thực tiễn, tránh đưa tâm lý người tập vào tưởng tượng hoặc hoang tưởng.
3/ Trái lại các câu Dalani là những "câu nói không nội dung" chỉ dùng âm thanh để tạo ra sự thông công bằng năng lượng với thế giới vô hình, nên nó tuyệt đối không phải là tự kỷ ám thị. Trong khi tự kỷ ám thị bao giờ cũng phải đi đôi với một nội dung nào đấy.Bởi vậy việc lập lại nhiều lần câu chú như kiểu "tự kỷ ám thị" là không ý nghĩa. Mà đức tin và sự tịnh hoá thân tâm mới là quan trọng.
4/ Sự tịnh hoá thân tâm sẽ giúp hành giả đạt trạng thái "hiệp khí" nghĩa là lọt vào "thể năng lượng", còn gọi là thể nhập "thường tịch quang". Nếu nó đi kèm với sự nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình hành công thì gọi là Bồ Đề Tát Đoả (bodhisattva).
5/ Trọng trạng thái Bồ Đề Tát Đoả hành giả trì mật chú như là " âm thanh không nội dung" cho đến khi " tam mật tương ưng" với Thân Mật biểu thị bằng Mudra(khế ấn), Khẩu Mật biểu thị bằng thiền ngữ (Dalani) và Ý Mật biểu thị bằng linh phù(Mantra). Hành giả phải biết rằng tất cả biểu thị của khế ấn, thần chú và linh phù đều phi nội dung vì phi logic và ở ngoài tâm trí nhị nguyên. Cho nên người tập không được vọng tưởng về bất cứ điều gì vì trạng thái của Thiền Mật là ở ngoài tâm trí. Nếu tập mà kèm theo tâm phán xét hay vọng cầu tham dục đều có thể làm rối loạn trạng thái Bồ Đề Tát Đoả nên sẽ không hiệu quả.
6/ Như gió thổi rừng trúc. Trên cao mặt trăng đang yên lặng soi sáng núi đồi. Trăng sáng cứ sáng, rừng trúc chuyển động cứ chuyển động. Ánh sáng của mặt trăng không hề cản trở sự chuyển động của rừng trúc. Khi hành giả hiệp khí trì Mật chú, hành giả luôn nhận biết tỉnh giác mà tam mật tương ưng cứ hiển thị và biến hoá liên miên ( Mahamudra) không hề bị ảnh hưởng. Đó là biểu thị phi tâm trí, phi nội dung, phi logic, phi thời gian, phi không gian vì ở ngoài tâm trí.