1. Ham muốn hạnh phúc tạo ra khổ. Vì khoảnh khắc bạn ham muốn hạnh phúc, bạn đã đi xa khỏi hiện tại. Cho nên ham muốn hạnh phúc đừng bao giờ là động lực của tu học.
2. Nếu tu vì ham muốn hạnh phúc thì bạn đang phóng chiếu tâm trí của mình và ngày càng rời xa thực tại, ngày càng rời xa hiện tại. Cho nên bạn càng tu, bạn lại càng ở trong cơn mơ không thể tỉnh giác được.
3. Bạn khổ vì bạn so sánh với quá khứ, so sánh với tương lai. Chứ nếu chỉ có khoảnh khắc hiện tại thì không có so sánh, thì lấy gì sướng- khổ; nhục- vinh; thành -bại; có-không. Cho nên nếu bạn sống hết mình qua từng giây phút hiện tại, thì bạn không khổ được.
4. Hãy luôn sống trong tình yêu và vui vẻ cho dù người chung quanh là thương hay ghét mình. Làm như vậy thì hạnh phúc của bạn chỉ lệ thuộc bạn không lệ thuộc vào người khác.
5. Nếu bạn thật sự yêu người yêu mình thì chỉ người yêu của mình là đủ. Nếu bạn còn cần phải có thêm nhiều yếu tố khác nữa mới hạnh phúc, thì người ấy chưa thật sự là người yêu duy nhất một của bạn. Nếu bạn ở gần thầy mình mà chăm chăm được sống trong cảnh giới hạnh phúc của vô vi. Thì thầy bạn chưa thật sự là thầy của bạn vì bạn còn cần thêm cái khác để dạy và giúp bạn. Vì thế cho nên các vị thầy Mật Tông đều nói là mình chỉ là A Xà Lê nghĩa là người giữ gìn giới luật cho học trò chứ không phải là thầy dạy đạo. Vì học trò do tham pháp đều hướng về trí tưởng tương của vô vi.
6. Yêu những người yêu mình là việc bình thường. Nó giống như việc đổi chác vì lợi. Nhưng yêu được những người ghét mình mới là tình thương thật. Vì từ bi chỉ phụ thuộc vào trạng thái tâm của hành giả chứ không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác. Vấn đề không phải là yêu thương ai đó hay không yêu thương ai đó. Vấn đề là bản thân mình chính là tình yêu.
7. Bạn luôn hồi quang phản chiếu. Chỉ nhìn vào tâm trạng, vào tình huống, vào tình cảm mà tuyệt đối không nghĩ về nó. Bởi vì trong suy nghĩ cái nhìn thuần khiết sẽ bị mất đi.
8. Tình yêu không phải là mối quan hệ thân thuộc mà là trạng thái của bản thể. Mối quan hệ thân thuộc với người khác chỉ vì bạn không thể “một mình”. Đừng biến tình yêu thành nhu cầu, nó đơn giản chỉ là chia sẻ. Tình yêu thật không phụ thuộc vào người khác, nó là bản thể, nó là tự do, nó luôn là “một mình”.
9. Giai đoạn thứ 1:Tụng chú không phải tụng bằng miệng mà tụng toàn thân. Hãy để toàn thân thấm đẫm và bảo hòa bởi âm thanh của mật chú. Bước thứ nhất nầy dễ làm vì qua thân thể. Toàn bộ tế bào như được rung lên theo nhịp điệu âm thanh. Khi thân thể bảo hòa bởi âm thanh của mật chú, bạn rời khỏi dục: Giai đoạn thứ nhất, bạn hiệp khí khí do tịnh tâm tụng chú. Giai đoạn nầy bạn không nên có lời nói, hành động hay suy nghĩ tiêu cực. Do dục biến mất nên năng lượng sẽ được bảo toàn.
Giai đoạn 2: Bạn trì chứ đừng tụng mật chú. Hãy ngậm miệng lại và làm đầy tâm trí bằng âm thanh của mật chú. Nhưng chỉ trì, chứ đừng tụng, đừng để cơ thể bạn tham gia trong giai đoạn thứ 2 nầy. Khi tâm trí đã bảo hòa mật chú. Cảm thọ sẽ biến mất. Giai đoạn thứ 2 nầy bạn phải tịnh khẩu. Do dục tinh tế biến mất và bạn tịnh khẩu nên năng lượng được bảo toàn.
Giai đoạn thứ 3: Bạn không dùng thân thể, cụ thể là không tụng bằng miệng. Bạn không dùng tâm trí, cụ thể là không trì. Bạn chỉ lắng nghe âm thanh của mật chú vang lên từ tận nơi sâu thẳm của tâm hồn bạn. Nó giống như có một người khác tụng bên trong và bạn đang yên lặng lắng nghe.
Và bạn có thể sử dụng mật chú nầy, khi trước một tình huống nó tự vang lên trong tâm bạn chứ không phải bạn chủ động đọc tụng. Khi có “người bên trong” niệm chú trong bản thể bạn. Bạn buông xuôi nhưng chứng kiến, thì các biểu thị của thân mật khẩu mật hay ý mật sẽ tự xuất hiện.
10. Ung dung tự tại, đừng chấp làm hay không làm, đừng chấp pháp hay không chấp, đừng chấp ngã hay cố vô ngã. . .Khi gặp chuyện tự nó thích ứng. Như khi đói thấy món ăn thì tự nó thích ăn. Ăn nhiều quá sinh ngán thì tự nó không muốn ăn nữa. . . .Hề hề. . .tâm linh cũng như thế.Gặp kẻ không biết mà hí sự, hãy để chúng tự hào về sự không biết của chúng. Ngươi hãy biết dùng thì tự khắc biết đi chơi. . .