1. Khi một người đến học đạo thì có 3 trường hợp xảy ra:Nếu là cái đầu gặp cái đầu: Người ấy chỉ là học viênNếu con tim gặp con tim: Người ấy là đệ tửNếu bản thể gặp bản thể: Người ấy là truyền nhânCon đường tu học thực sự, luôn thăng hoa qua 3 giai đoạn: Trao đổi bình thường, giao cảm của tình yêu và hợp nhất của bản thể.
2. Khi bạn không bị đồng nhất với bản tâm mình, không bị đồng nhất với lời nói và hành động của chính mình. Khi bạn cũng không đồng nhất với mọi sự đang diễn ra quanh mình. Trong mọi trường hợp bạn vẫn còn là người quan sát. Bạn là người tự do và sẽ thọ hưởng được sự thú vị của cuộc đời nầy. Còn nếu bạn bị đồng nhất bạn sẽ suy thoái về tâm linh và lún sâu vào hố lầy của nô lệ tâm thức.
3. Thiền là nhận biết. Thế nhưng Samadhi giai đoạn cuối của thiền lại là bất tư nghì. Vậy làm thế nào để nhận biết hợp nhất với cái vô nhận biết mà mọi sự vẫn tương thích hiệu quả và thuân tự nhiên. Điều ấy chỉ xảy ra khi nhận biết của thiền hợp nhất với thể Bodhisattva của năng lượng gia trì. Trong đó nhận biết cùng cực là tối thượng của thiền, còn năng lượng kết hợp cùng cực với thể xác và tâm lý là tối thượng của mật(Bodisattva). Như ánh trăng soi sáng rừng trúc đang chuyển động vì gió. Trăng sáng cứ sáng mà không hề làm trở ngại cho sự chuyển động của rừng trúc. Nhận biết cứ nhận biết mà hành động bất tư nghì của tâm linh cứ xảy ra cũng như vậy.
4. Trong thiền năng lượng, niềm tin là điều quan trọng nhất để có hiệu quả và không tai nạn. Nếu bạn đến học bằng cái đầu, chỉ tin vào phán xét của mình chứ chưa buông xuôi tin tưởng tuyệt đối vào thầy mình. Bạn có thể không hiệu quả hoặc thậm chí gặp tai nạn trong luyện công. Hãy dùng con tim để giao cảm với thầy mình và thẩm thấu các pháp một cách tự nhiên. Vì các pháp mật và có năng lượng, khẩu truyền là quan trọng nhất và hầu hết chúng đều phi Logic. Nếu bạn đến học vì tò mò, dùng cái đầu phán xét đúng sai để học. Dù thầy bạn từ bi không dấu pháp, bạn nhất định sẽ thất bại. Thậm chí gặp tai nạn khi luyện công hoặc khi giúp đỡ người khác vì sự cải tiến chen cái biết riêng của bạn vào bí pháp.
5. Khi bạn “một mình” bạn tự nhiên đẹp vì cái tính độc đáo “duy nhất một” của mình. Bạn chẳng cần rập khuôn ai, cũng chẳng cần bắt chước thần tượng nào. Bạn là bạn và tự nhiên nó đẹp vì chẳng có cái gì có thể so sánh. Không phải bạn không tu học không tiến bộ. Nhưng những cái đó chỉ khơi gợi cái có sẵn trong bản thể bạn sống dậy mà thôi. Và hãy luôn là “một mình” nếu không muốn là bản sao xấu xí bị mọi người nhàm chán. Mọi người thầy chân chính đều muốn học trò mình tiến bộ liên tục nhưng vẫn còn là “Một mình”.
6. Bản thể được nhìn nhận qua việc nhận thức hiện tượng. Cũng vậy không có thượng đế ở ngoài cuộc sống nầy. Việc nhận biết như thị các trạng thái của cuộc sống chính là giao tiếp với thượng đế. Nếu việc nhận biết nầy xảy ra khi bạn vẫn đang đắc khí thì hành động của bạn sẽ là trạng thái nhập thần diệu dụng. Việc không đồng nhất với các hiện tượng của cuộc sống mà vẫn nhận biết nó, làm bạn học đạo với vô vi mà không biến thành người mê tín. Hề hề. . .bạn vẫn là “một mình” mới là tôn vinh thượng đế phi nhân cách. Còn bạn ca tụng ngài như là một thực thể ngoài cuộc sống cần phải nổ lực để đạt tới, trong một chừng mực nào chính là phủ định ngài.
7. Lão Tử nói:Người khi mới sinh thì mềm yếuMà khi chết thì cứng và mạnhVạn vật cây cỏ mới sinh đều mềm dịuMà khi chết thì cứng và khô héo.Thế cho nên:Khi luyện Khí cứng và mạnh là bạn của chếtMềm và yếu là bạn của sốngẤy nên phong trào có tướng mạnh thì tất thất bại. Sức mạnh mềm mới là cái lâu bền.Người thầy thể hiện cứng và mạnh thì tất gãy.*Hề hề. . .Luyện khí chí nhu, năng anh nhi hồ?
8. Bạn là người tập KCDS và bạn nhất thiết không phải là người tôn giáo. Vì nổ lực đạt mục đích, bạn không thể là người tôn giáo. Suy nghĩ về ngày mai, bạn cũng không thể là tôn giáo. Chư Tổ chẳng thường bảo: “Thấy trúc xin đừng hỏi chủ nhân” và Jesus cũng từng nói: “ . . .Trông những hoa loa kèn trên cánh đồng kia. Chúng đang nở bây giờ. . .”Thế mà người tập KCDS bao giờ cũng cố để lành bệnh và lúc nào cũng hy vọng vào tương lai mình ngày càng hạnh phúc hơn. Vì thế bạn không phải là tôn giáo, cho nên khi tập, không cần hiển thị khế ấn và trì chú.Tam mật tương ưng của Đại Thủ Ấn chỉ diệu dụng khi người thực hành buông xuôi trong trường năng lượng của thiêng liên. Không cố gắng đạt mục đích nào, cũng không nổ lực vì tương lai. Người ấy chỉ nhận biết và hợp nhất với dòng chảy của năng lượng trong giây phút hiện tại.
9. Khi bạn được bắt rễ trong cuộc sống, bạn mềm mại và duyên dáng bởi vì bạn không sợ. Địa ngục hù dọa bạn và thiên đàng làm bạn khởi tâm tham. Do vậy bạn tu vì sợ và tu có mục đích. Trong khi vấn đề của hành giả lại là: “. . .Tâm vô quái ngại. . .”Khi bạn cởi mở và tuôn chảy cùng cuộc sống, bổng nhiên bạn thoát ra khỏi cái áo giáp cứng ngắc của an tâm và định tâm. Bạn bật dậy, trở nên sống động tùy hứng và cùng trôi với cuộc đời sinh động nầy. Thế thì trải nghiệm, thú vị và tự nhiên ích lợi. Khi ấy bạn tự nhiên ngộ ra rằng, chỉ hiện hữu là hạnh phúc và chẳng cần cái gì thêm nữa.
10. Khi bạn cố gắng để thành một ai đó, bạn sẽ đánh mất cuộc sống thật của mình. Sống thật, bạn cần hòa nhập với cuộc đời nầy, cùng trôi, trải nghiệm và thích ứng với nó một cách tự nhiên. “Hãy theo đuổi con đường mà bạn có thể đi với tình yêu và lòng tôn kính, dù nó có hẹp và quanh co đến mức nào”(Henry David Thoreau).>>>
(Kỷ niệm chuyến luyện công dã ngoại ở núi Bạch Mộc Lương Tử)