1. Trên bề mặt của đại dương tâm thức là “Tiền ngũ thức” nghĩa là 5 thức do não nhận thức các thông tin của giác quan mà thành.Sâu hơn một chút là thức thứ 6 tức Ý Thức.Dưới ý thức là Mạt Na Thức tức thức thứ 7và tân cùng ở đáy đại dương tâm thức là A lại Da Thức.
2. Ý thức là thức tổng hợp “Tiền ngũ thức” để có cái nhận thức chung khi hành giả đối trước một sự việc.
3. Mạt na Thức là thức có được do não suy nghĩ, phân tích, tưởng tượng, phát triển cái nhận thức của ý thức. Nó cũng là nơi qua thực hành, hành giả đúc rút kinh nghiệm, do vậy nâng cấp, cải tiến và phát triển cái biết của Ý Thức cho đến khi cái nầy thành một kinh nghiệm có thể áp dụng. Nó liền cất vào kho để lấy ra xài dần. Các kinh nghiệm được cất vào kho tâm thức được gọi là “chủng tử”.
4. Cái kho của tâm thức con người là A lại Da Thức, do vậy thức nầy còn có tên gọi khác là Tạng Thức. Sau nầy khi hành giả quan sát một vấn đề và có cái nhân thức về vấn đề ấy. Não liền so sánh nhận thức nầy với kinh nghiệm tương ứng đã lưu trử trong Tạng Thức để có cái quyết định điều nầy là đúng hay sai, phải hay trái; thiện hay ác . .v.v. . .và do vậy dẫn đến quyết định nên làm hay không nên làm.
5. Sở dĩ chúng ta thất bại và chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống là do nhận thức ban đầu sai chệch với khách quan. Và do ta không phát hiện đúng nguyên nhân khách quan của sự việc. Mà tự liên kết vấn đề với một nguyên nhân chủ quan nào đấy và biến mối liên kết nầy thành kinh nghiệm để lưu trong Tạng Thức. Sau nầy khi đối trước một sự việc tương tự, ta lại lôi cái kinh nghiệm nầy ra để áp dụng và lẽ dĩ nhiên sẽ thất bại vì ngay ban đầu cái kinh nghiệm ấy đâu phải là “kinh nghiệm thật sự của vấn đề”.
6. Bởi vậy con đường tu học, trước tiên phải loại bỏ toàn bộ chúng tử đã lưu trong tạng thức, vì chúng chỉ là những kinh nghiệm sai với thực tại. Tức là biến cái kho tâm thức của mình thành trống rỗng gọi là “Bạch Tinh Thức”. Sau đó bất kỳ khi nào đối trước sự vật, hành giả đều luôn nhận thức một cách khách quan và khoa học, nhà Phật gọi là “như thị”. Cách quan sát như vậy gọi là “Diệu quán sát trí”.
7. Khác với quá trình hoạt động của “tâm trí nhị nguyên” là hình thành kinh nghiệm lưu trong Tạng Thức để sau nầy so sánh phân biệt đúng sai; phải trái; thiện ác. . .v.v. . . .từ đó mà có hành động và lời nói. Người tâm linh không hành động qua tâm trí mà qua trực giác. Theo đấy sau khi quan sát sự vật một cách “như thị” nghĩa là khách quan và khoa học. Người ấy không cần lệ thuộc vào quá trình tư lương của Mạt Na Thức để hình thành kinh nghiệm mà giữ rỗng không yên lặng.
8. Do các biểu thị của người đắc khí đều luôn khu trú trong phạm trù tâm lý của người ấy. Cho nên khi “tiền ngũ thức” chỉ tiếp thu các thông tin “như thị”. Còn Mạt Na Thức và Tạng Thức là rỗng. Thì năng lượng sống mà người ấy đã “đắc khí” sẽ tự biểu thị thành lời nói và hành động ngay tức khắc và thuận tự nhiên. Vì không phải người ấy làm mà chính sự vật thông qua họ biểu thị. Người ấy chỉ là công cụ của trời đất.
9. Bởi vậy các biểu thị của người tập KCDS khi đắc khí chính là các biểu thị giải tỏa các chúng tử đã lưu trong A Lại Da Thức và giữ yên lặng Mạt Na Thức để không hình thành “các kinh nghiệm ảo”của Tưởng Uẩn.
10. Người tập luôn nhận biết trạng thái hành công của mình là để không bị chính các biểu hiện “giải tỏa chủng tử” của mình lôi kéo sa vào “tưởng uẩn”. Chứ không phải quan sát rút kinh nghiệm để sau nầy dùng lại. Một số vị huynh bị phạm lỗi nầy trong quá trình giảng dạy, nên vô tình đã làm giảm hiệu quả phương pháp.
11. Chư huynh nên biết các pháp đã cải tiến của bản môn bao giờ cũng là từ “diệu quan sát”, rỗng không tâm thức để tự biểu thị mà thành. Do sự vật bên ngoài xã hội và trời đất đổi thay, nên pháp môn KCDS cũng tự thay đổi theo chứ không phải thông qua việc rút kinh nghiệm để cải tiến.Sa vào tâm trí là đi ngược với thiền. Hãy để xã hội và trời đất thông qua tâm rỗng không và cái nhìn “như thị” tự biến hóa “pháp tướng”mà không ảnh hưởng gì đến “pháp tánh”.(còn nữa)>>>>(Phát triển trí tuệ mà làm mất đi sự hồn nhiên là đi ngược với nhân tính)