Hành công là lặn sâu xuống đáy đại dương tâm thức của mình. Bề mặt đại dương tâm thức được gọi là “tiền ngũ thức”, nó gồm có 5 thức là nhận thức của hành giả qua 5 giác quan của cơ thể (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức).
1. Quá trình chuẩn bị để “đắc khí” là quá trình vượt qua “tiền ngũ thức”. Theo đó hành giả chặt đứt nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Bằng cách nhắm mắt, tai không nghe tiếng động lạ, thở bằng mũi điều hòa, miệng ngậm cong lưỡi đụng vòm họng trên, thân ngồi yên lặng thư giãn.
2. Nhận biết trạng thái nầy làm hành giả lọt vào “ý thức”. 
Hành giả lỏng toàn bộ cơ bắp, buông xuôi về tâm lý, rỗng không mà sẳn sàng hoạt dụng nên tự nhiên sẽ hiệp nhất với năng lượng của trời đất gọi là “hiệp khí”. 
Như vậy khi “hiệp khí” trong liệu trình A, người tập đã vượt qua “tiền ngũ thức” và đang ở “ý thức”. 
Lúc ấy chỉ cần một “niệm” khởi lên ở ý thức, cơ thể sẽ chuyển động. 
Tuy trạo cử và hôn trầm là tối kỵ của Thiền Tịnh. Nhưng đối với Thiền Động hay Thiền Năng Lượng hành giả có thể chủ động ra lệnh cho não tức là trụ vào “nhất niệm” để qui định phạm trù của các chuyển động bằng năng lượng (Niệm Phật, niệm chú, niệm mã khóa tập KCDS. . .v.v. . .). Nhằm điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Nhưng các chuyển động nầy chỉ là tạm thời và phải được trạng thái nhận biết của thiền kiểm tra theo dõi và sẳn sàng điều chỉnh. 
3. Cuối buổi tập trước khi nghỉ. Hành giả nhất thiết phải quay về trạng thái Tịnh không được lạm dụng động công vì rất dễ sa vào “Tưởng Uẩn”. 
Khi từ Thiền Động quay về Thiền Tịnh. Hành giả không nên dùng “tác ý” để dẹp bỏ nhất niệm đang qui định phạm trù của động công. Vì “tác ý” là con dao 2 lưỡi có thể giúp rời khỏi trạng thái động nhưng cũng dễ sa vào “tưởng uấn”. 
4. Bởi vậy công thức của liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh là: Tịnh – Động – Tịnh.
5. Theo kinh nghiệm khi từ Động Công quay về Tịnh Công, hành giả chỉ cần chú tâm vào hơi thở vô ra điều hòa. Lát sau sẽ tái lập độ định và độ tịnh mà không cần dùng “tác ý”là tự khởi một niệm lành để dẹp bỏ các niệm ác và xấu.
6. Đối với mật tông, công thức Tịnh – Động – Tịnh cũng là phù hợp với Tổng Trì Chân Ngôn : Um A Hum.
Hành giả không nên vì thấy hiệu quả lớn về sức khỏe và tâm lý mà lạm dụng động công sẽ ảnh hưởng đến quá trình tịnh hóa về sau của mình khi lặn sâu xuống đáy đại dương tâm thức để tới Mạ Na thức và Tạng Thức.
(Còn tiếp)