Trong im lặng sâu lắng. Trong rỗng không, nhạy cảm mà an định. Sự sống đột nhiên trở thành một nguồn kinh tạng thâm sâu uyên bác và gần gũi biết bao. Thế rồi, trong trạng thái “hiệp khí”, cái biết không nguyên nhân nầy sẽ làm “vô tự kinh” biểu thị thành lời nói và hành động. Thế rồi, trong trạng thái chánh niệm và tỉnh giác, các biếu thị nầy tự nhiên luôn trang nghiêm thanh tịnh và có thiền vị.
Nầy Cỏ May, đừng cố tạo phong cách riêng, vì nó sẽ nặng mùi mồ hôicủa “ngã”, đừng cố gắng tiến tu vì nó ẩn tàng mầm họa tham đạo, mà hãy buông xuôi để cảm xúc thần thánh tự biểu thị.
Nầy Cỏ May, không cần Thần Thánh nào nhập vào người ông cả. Tự thân ông sẽ có khả năng ấy. Chỉ cần ông vứt bó mọi cái mặt nạ mà mình đang đeo, trần trụi trước thượng đế phi nhân cách, sống chân tình với những người chung quanh. Khắc giọt sương tự ngã đang long lanh dưới ánh quanh minh sẽ rơi vào hợp nhất với đại dương thực tại đầy sinh động.
Con đường hành thiện của bồ tát đạo sẽ giúp ông đọc quyển vô tự kinh nầy. Chánh niệm tỉnh giác sẽ giúp ông tinh tấn hành trì vô tự kinh. Buông mình trong biển quang minh của gia trì lực sẽ giúp ông ngẫu hứng, sáng tạo, tức khắc tức thì và hạnh phúc trong niềm cảm xúc thần thánh.

Nầy Cỏ May, về thực hành thì có 2 cách để “vô tự kinh” biểu thị qua một thể xác phàm phu:
1. Thân mật sẽ biểu thị qua Mudra (khế ấn). Khẩu mật sẽ biểu thị qua Dalani (minh chú) và ý mật sẽ biểu thị qua Mantra (linh phù). Tam mật tương ưng nầy sẽ tự hiển thị thông qua gia trì lực của thiêng liêng chứ không phải bằng tâm trí nhị nguyên của hành giả. Đây là cách ông giao tiếp với thế giới vô vi của tâm linh và không phù hợp với người đời, vì họ sẽ không hiểu mà sinh tâm phỉ báng, ngã mạn hoặc mê tín. Cho nên ông chỉ dùng cách nầy khi một mình đối diện với thượng đế chứ không phải đối diện với người đời.
2. Hành động là bình thường nhưng trực giác và ngẫu hứng nên tự do. Gọi là “có hành động làm mà không có người làm”. Nhận biết “khí” và buông xuôi để hành động tự xuất hiện như lúc tập KCDS. Do vậy gọi là “thuận tự nhiên”vì thuận theo dòng chảy của năng lượng trời đất. Lời nói cũng vậy, chỉ là năng lượng không biểu thị qua các căn khác mà biểu thị tại miệng. Như Lai gọi là: “Ta thuyết pháp mà 49 năm qua lưỡi ta không hề động đậy” là vậy. Ý nghĩ cũng vậy. Tâm thường phẳng lặng để tự phản ảnh sự vật chứ không duy lý trí. Đây là cách ông biểu thị khi sống ở thế gian với người đời và chúng sanh, chứ không phải cách ông dùng để học đạo với vô vi qua gia trì lực.

Nầy Cỏ May, Nếu ông dùng sai 2 cách trên. Khi tu ông sẽ không hiệu quả. Còn khi ra đời sẽ bị xã hội chống đối hoặc bị đám đông chạy theo vì mê tín ông.
>>>
(Trên cánh đồng hoa Hoàng Đầu Ấn ở Đồng Tháp}