1. Nếu nghe người khác giỏi hơn mình mà mình tức và nếu nghe có ai đấy được ca tụng, mình đã vội không tin và bài bác ngay dù chưa tìm hiểu, thì đó là dấu hiệu bản ngã của mình đã bị tổn thương.
Nếu nghe dư luận bảo người nào đấy là xấu xa hay phạm tội, mình dễ dàng tin ngay dù chưa tìm hiểu kỹ. Thì đó là dấu hiệu của bản ngã được vuốt ve.
Trong cả 2 trường hợp trên, mình biết mình còn chấp ngã nặng, nên tu tập để giảm dần nó đi.
2. Người đã biết tới cội nguồn của năng lượng, thì không hao không mất năng lượng của mình. Khi tập KCDS hoặc phát công mà thấy mệt là do bị cắt đứt với cội nguồn của năng lượng. Sóng chỉ là điệu múa của đại dương. Chúng ta chỉ là điệu múa vô thường của đại dương thực tại. Nếu chấp mình là sóng thì đương nhiên phải sinh tử luân hồi. Nếu biết tất cả chúng ta đều là đại dương thì chẳng dính gì đến còn mất của luân hồi sinh tử. Năng lượng là sóng của đại dương rỗng không. Cho nên nếu chấp năng lượng thì sa vào mất còn sinh diệt. Còn nếu lặng yên hợp nhất với cội nguồn rỗng không tịch lặng thì năng lượng luôn như như thường hằng không dính gì đến mất còn sinh diệt.
3. Thế nào là người tâm linh thông thái?
- Đó là người ngu gì hiển thị tâm linh.
- Tại sao?
- Con người luôn sợ hãi những điều mình không biết. Cho nên các nghi thức đặc thù và hiệu quả bất tư nghì của hiện tượng tâm linh sẽ làm bản ngã của đám đông bị tổn thương. Do vậy họ sẽ hại chết người tâm linh.
- Vậy người tâm linh thật sự thì làm thế nào?
- Hãy thực hành tâm linh vô tướng và chủ động mang cái mặt nạ tâm lý đám đông. . . hề hề. . . .
4. Người thầy là người đã thấu hiểu cả 2 bình diện bản thể và hiện tượng. Cho nên tùy từng nơi từng lúc nói về thân thể ở bình diện hiện tượng hoặc tâm ở bình diện bản thể. Hai loại phát biểu ấy là ngược nhau nhưng là cùng đề cập một thực tại. Người trò nhất thiết phải thấu hiểu vấn đề nầy nếu không sẽ lẫn lộn.
Thí dụ: Nếu cắm một cái que vào ly nước. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng sẽ làm chúng ta thấy cái que bị gãy. Mặc dù vậy, người cắm cái que biết thật ra cái que không gãy. Bởi vậy cùng một thực tại là cái que cắm vào ly nước. Nếu nói về sự thấy, người thầy sẽ nói cái que gãy. Nhưng để nói về bản chất vấn đề. Người thầy lại nói cái que không gãy. Này Cỏ May, coi chừng ông lẫn lộn lời dạy của thầy mình rồi sinh tâm nghi ngờ giải đãi.
>>>>
(Thật ra cái que không gãy. . .hề hề. . .)