1. Đơn giản là cái khó nắm bắt nhất vì không có thách thức để tâm trí phải gắng thể hiện bản ngã. Bởi vậy phương pháp càng hiệu quả, càng nâng cao thì lại càng đơn giản. Nó là cái bẫy đối với người ngã mạn ưa phức tạp hóa vấn đề, nhưng lại là phương tiện thiện xảo của người thuần phác. 
2. Bạn càng phức tạp thì bạn càng ra ngoại vi. Bạn càng đơn giản bạn càng tiến về bên trong, tiến về con mắt bão. Khi bạn lọt vào trung tâm bản thể, đơn giản sẽ thành tối giản.
3. Tiến tu không phải hướng ra bên ngoài và về phía trước mà tạo ra chuyển hóa triệt để làm thay đổi về nền tảng.
4. Đừng mất công đi tìm lời giải về cuộc sống mà bỏ qua giây phút hiện tại. Hãy sống thực sự; thuần phác và hết mình qua từng giây phút. Cuộc sống là bí ẩn để sống không phải để giải thích. Một tâm thức hồn nhiên và một trái tim ngạc nhiên sẽ giúp cuộc sống của bạn luôn lới mẻ, tràn đầy sinh lực và thú vị.
5. Cuộc sống là một bí mật hiển lộ. Thiền cũng vậy, nó là một bí mật hiển lộ. Cứ để tự nhiên ra đấy cần gì phải che dấu hay ra sức tuyên truyền. Con tim nào đồng điệu thì tự khắc cảm nhận được sự tinh tế của nó. Thiền là cánh cửa không đóng, hãy bước qua nó để rời khỏi tâm trí nhị nguyên. Thế nhưng người muốn sở hữu thì lại bận đi tìm chìa khóa, sau đó hắn lại bận vào việc tạo ra khuôn mẫu để chế tạo chìa khóa.
6. Đứa bé ngày nào cũng yêu cầu mẹ nó kể cùng một câu chuyện. Lạ thay nó không chán và bao giờ cũng thích thú như mới được nghe lần đầu. Nó đơn giản chỉ thưởng thức câu chuyện. Ngạc nhiên và hồn nhiên làm cho sự việc luôn sinh động hấp dẫn và không nhàm chán. Bạn cũng thế, hãy chỉ sử dụng kinh nghiệm và sự thông thái lúc thật sự cần thiết và ít nhất, để chúng không giết chết sự hồn nhiên và ngạc nhiên của tâm thức thiền.
7. Khi bạn mất dần tính nhạy cảm, một lúc nào đó bạn sẽ vô cảm. Đó là thảm họa khi xã hội biến con người thành người máy. Nếu bạn tịnh hóa thân tâm để có thể sống tự nhiên không giả tạo, bạn sẽ tái lập lại sự nhạy cảm và thông qua đó đồng cảm và đồng điệu với cuộc đời.
8. Khi hành thiền bạn quan tâm tới cái gì? Tri thức hay hiện hữu. Nếu chỉ quan tâm tới tri thức, bạn có thể thành người dạy thiền mà không chứng thiền. Hãy hiện hữu ngày một nhiều hơn chứ không phải thu thập các khái niệm về triết học hoặc chơi giỏi các trò chơi về năng lượng.
>>>
(Vừa "Như" lại vừa "Lai" nên gọi là Như Lai)