1. Nếu từ bi có sức mạnh lay động mọi com tim. Thì nó giống như một loại rượu ngon thượng đế mời. Muốn uống rượu được, bạn đầu bạn phải tập nếm. Ban đầu nó đắng và cay chứ không thấy ngọt và ngon. Lâu dần, sau nầy cay đắng mới biến thành thú vị và hạnh phúc.
2. Đau khổ có tính hồi tưởng. Bất kỳ khi nào bạn đau khổ bạn đều nhớ tới Thượng Đế. Do vậy hãy lợi dụng đau khổ để tu tập. Nó có thể trở thành lời cầu nguyện. Nó có thể trở thành việc thiền, nó có thể trở thành tụng kinh lạy Phật làm lành lánh dữ, nó có thể trở thành nhận biết. Đừng để nó lôi mình đi. Đừng để nó nhấn chìm mình xuống. Hãy nhìn thẳng vào nó, lợi dụng nó để tu tiến và làm sắc bén linh hồn.
3. Không có hòn đá mài thì lưỡi dao trí tuệ làm sao sắc bén? Thế cho nên sau khi đã làm việc hết sức mình, bất cứ cái gì đến với bạn trong cuộc sống, hãy mỉm cười chào đón nó. Kể cả niềm vui lẫn nổi buồn và đau khổ. Hãy cố tìm ra cách sử dụng chúng, biến chúng thành những tình huống trưởng thành sáng tạo cho bạn.
4. Hai người đi vào rừng ban đêm. Một người có đèn người kia thì không. Nhưng cả 2 đều có ánh sáng để đi. Đến một ngã rẽ. Người không có đèn không muốn đi chung, nên cả 2 từ giả nhau. Khi người cầm đèn đi xa dần, thì ánh sáng mờ dần rồi bóng tối ngự trị. Khi ấy người không có đèn sẽ không đi được nữa hoặc sẽ rớt xuống vực. Nầy Cỏ May, hãy mồi lửa nơi người cầm đuốc, rồi tự đốt đuốc lên mà đi. Đừng cầm cây đuổc chưa cháy đi mãi vì ỷ lại ánh sáng nơi người cầm đuốc.
5. Vấn đề không phải là đi bất kỳ đâu với hệ thống triết lý dẫn đường. Mà là làm sao để có được hài hòa với thực tại. Nó là việc khám phá lại. Nó là việc quay trở về trạng thái anh nhi trong bào thai của mẹ vũ trụ. Và toàn thể sự tồn tại nầy là bụng mẹ.
6. Im lặng của bạn, duyên dáng của bạn, an bình của bạn có sức mạnh lớn lao. Nó sẽ tỏa năng lượng ra chung quanh để tạo thành một môi trường giao tiếp thân thiện và an lạc.
7. Đừng mê đắm cũng đừng khổ hạnh. Hãy ở giữa, yên bình, yên lặng, an lạc và cùng trôi với dòng chảy của cuộc sống. Khế hợp với thực tai là định. Chứ “định” không phải là biến thành gỗ đá vô tri với cuộc sống muôn màu muôn sắc.
8. Chừng nào sự hồn nhiên và vui vẻ chưa tràn đầy tâm hồn bạn. Thì mọi lời cầu nguyện đều xấu xí đều chưa đạt tới và thượng đế sẽ không bao giờ được nghe. Hay hơn cả là biến nó thành điệu múa; thành lời ca; thành âm nhạc; thành văn thơ; thành nghệ thuật. . .Hay thành cái gì đó phổ quát hơn các hình thức khô cứng của giáo điều. Đó có thể là một hành động bình thường nhưng tràn đầy yêu thương và thực hiện trong nhận biết tỉnh giác.
9. Con người thực của nhận biết thì không bản ngã cũnng không khiêm tốn. Người ấy chỉ đơn giản hiện hữu, hiện hữu một cách thuần phác và trần trụi. Người ấy ở điểm giữa của 2 cực tâm trí, nên không bị nghiêng ngả, nên thuần khiết. Tất cả mọi kích động đều biến mất, yên lặng mà sẵn sàng hoạt dụng. Do vậy với bất kỳ tình huống nào, người ấy đều thích ứng một cách toàn bộ.
10. Làm sao bạn có thể từ bỏ cuộc đời nầy nếu không sở hữu nó? Và làm sao bạn có thể sở hữu cuộc đời nầy nếu không từ bỏ nó? Đó là 2 mặt âm dương của cuộc đời thái cưc. Hề hề. . . .Điểm giữa; trung đạo; tâm điểm của trục bánh xe samsara. Đó là con mắt bão, là nơi mọi lực của đạo đời đều tự nhiên bằng không. Đó là lỗ hổng vũ trụ, nơi nghỉ ngơi của người hiểu biết.
11. Chỉ khi bạn biết rằng, không có bạn thế giới nầy vẫn tiếp tục tốt và hoàn hảo. Thì bạn mới có khả năng yên lặng tiếp nhận, thì bạn mới có khả năng đi ngược trở lại từ ngoại vi đi vào trung tâm bản thể; thì bạn mới có khả năng từ vành bánh xe Samsara đi về trục trung tâm nơi có điểm giữa vô lực dù bánh xe đang quay, đang luân hồi không ngừng nghỉ.
12. Vấn đề không phải là cách để được hòa nhập, vấn đề là ở chỗ chúng ta đã quên mất cách tuôn chảy. Khi cùng trôi với dòng năng lượng tuôn chảy, bạn bổng nhiên được hòa nhập. Và bí mật của phương cách tuôn chảy là bất kỳ khi nào có điều kiện thì hãy luôn chỉ làm những điều mình thực sự thích thú. Dừng lại ngay và thay đổi khi sự việc trở nên nhàm chán.
>>>>