1. “Văn hóa chỉ trích” nuôi lớn bản ngã và nhấn chìm hành giả xuống hố sâu hí sự. Nó là 3 trong 1 vì trong đó chứa đầy tam độc: tham, sân, si.

2. Bất cứ khi nào thấy mình nói theo và làm theo đám đông, thì hãy ngừng lại, tịnh tâm suy nghĩ xem mình có bị lôi kéo bởi tâm lý đám đông khiến mất sáng suốt mất tự chủ hay chăng? Kiểm tra điều chỉnh rồi hãy nói và làm tiếp.

3. Quá khứ đáng yêu biết bao vì nó cho bạn kinh nghiệm tồn tại, hiện tại thân thiết biết dường nào vì nó giúp bạn trải nghiệm hương vị của cuộc sống và tương lai vô cùng hấp dẫn vì nó sẽ đem đến nhiều cơ hội. Nhập thế là thể nhập hoàn toàn vào cuộc sống. Đó là khi hợp nhất quá khứ hiện tại vị lai vào thời khắc lúc nầy đây. Nó cũng có nghĩa là tận dụng mợi cơ hội để vừa trải nghiệm hương vị của cuộc sống, vừa rút ra kinh nghiệm để tồn tại.

4. Con người cần phải vượt qua được chính mình. Và đó là thành tựu lớn nhất mà một người cần hướng tới. Còn việc vượt qua và thắng được người khác bằng mọi cách không có ý nghĩa gì tới sự tiến bộ của tự thân.

5. Cái đầu với cái đầu tạo ra những nguyên tắc của sự cọng tác, con tim với con tim sẽ làm sự cọng tác trở nên dễ chịu. Nhưng thái độ cùng cái cách chúng ta nhìn nhận sự việc, sẽ khiến sự cộng tác nầy lâu bền hay chỉ là nhất thời.

6. Tuy môi trường có thể điều chỉnh cuộc đời bạn nhưng nó không thể điều khiển. Trái lại bạn hoàn toàn có thể thay đổi cuộc đời mình bằng cách thay đổi thái độ của mình. Muốn vậy bạn hãy nhận biết để điều chỉnh thái độ.

7. Thành công của một người không bao giờ là của một người. Vậy cho nên thay vì chê bai công kích để tạo ra kẻ thù, hãy hợp tác để cùng có lợi. Đừng bao giờ nghĩ rằng bằng nổ lực cá nhân lúc nào mình cũng thành công và tiến lên đỉnh vinh quang. Thành công bao giờ cũng là một con đường mà ta phải đi cùng với nhiều người và nhận được sự hỗ trợ từ họ. Cho nên muốn thành công trong cuộc sống thì đức khiêm nhường, cầu thị, và sẳn sàng tự điều chỉnh để thích ứng là cái mà ta cần để tổng hợp sức mạnh từ mọi phía.

8. Pháp luật chỉ xem bạn có lỗi khi làm điều xấu. Nhưng lương tâm còn hơn thế, nó sẽ xem bạn có lỗi khi bạn có điều kiện mà không làm điều tốt. Pháp luật chỉ buộc bạn phải chịu trách nhiệm về những điều bạn nói và bạn làm. Nhưng lương tâm còn hơn thế, nó còn buộc bạn phải chịu trách nhiệm về ý nghĩ của mình. Bởi thế “Giới” chỉ có ý nghĩa khi nó là pháp luật của lương tâm.

9. “Ăn hết thì lấy gì mà cho” thay vì “Cho hết thì lấy gì mà ăn”. Điều nầy có khả năng làm “mềm tâm hồn” chúng ta. Khiến chúng ta có thể xa rời được sự khoe mẽ, thói háo danh và tính hiếu thắng.

10. Giảm dần rồi từ bỏ sự cáu gắt để trở thành người dễ mến. Ngạc nhiên thú vị với những điều chung quanh. Dành toàn bộ tâm trí để tận hưởng những điều mới mẻ thay vì sống vô thức với những thói quen lập lại hàng ngày.

11. Phát hiện những điều đáng yêu trong cuộc sống để luôn vui vẻ lạc quan yêu đời thay vì chỉ nhìn vào những sự đau khổ và bất toàn rồi sa vào văn hóa chỉ trích để tự làm khổ mình và làm phiền người khác.

12. Cuộc sống nầy là một cuộc thám hiểm đầy hấp dẫn. Do vậy hãy vận dụng toàn bộ giác quan, sức mạnh và tâm hồn mình để cảm nhận, ghi nhớ, học tập, khám phá thế giới thực và vui thú với nó. Khi ấy trở lực và gian khó sẽ tự nhiên mất tính tiêu cực. Mà trái lại chính nhờ nó mà cuộc thám hiểm mới thú vị và có ý nghĩa. Chính cái Khổ (Dukha) kích thích chúng ta vượt qua, khiến chúng ta thấy đời là thú vị và thôi thúc chúng ta luôn tiến bước về phía trước.

13. Nếu yên lặng cảm nhận đủ lâu thì ngay những chi tiết nhỏ nhặt bình thường nhất ở chung quanh, cũng có vẻ đẹp khác thường và tạo ra sự xúc cảm thánh thiện.

14. Ăn uống lành mạnh, năng vận động và duy trì trọng lượng cân đối là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ và giữ gìn sức khỏe thể chất. Còn muốn giữ gìn sức khỏe tâm thần thì hãy thay đổi trật tự của thói quen: 1.Nghe lời thánh nhân 2.Tin vào kinh sách 3.Lắng nghe nhu cầu cơ thể, bằng trật tự mới: 1.Yên lặng lắng nghe chính mình 2.Tin vào chuyên gia 3.Rồi mới căn cứ vào sách vỡ.

15. Nếu yên lặng nhìn đủ lâu cái yên lặng của sự vật, sẽ nghe được âm nhạc. Nếu yên lặng nghe đủ lâu cái yên lặng của sự vật sẽ thấy được nhịp điệu của màu sắc. Nếu yên lặng hội nhập không kích động vào cái dòng chảy vô hình vô tướng của trời đất, sẽ hóa thành rỗng không. Nếu nhìn sờ nắn nghe được mọi cái mặt nạ của mình, sẽ hội nhập với con người thật của chính mình.

16. Âm nhạc có cơ thể là âm thanh. Lặng im mới chính là linh hồn của âm nhạc.
Nếu thế thì con tim của âm nhạc ở nơi đâu?
- Ở nơi ngực của người nghệ sĩ nhìn bằng tai. . . hề hề. . .

>>>>>