Có những người vừa mới gặp mình đã thấy ác cảm cho dù họ chưa gây lỗi gì với ta. Đối với những người nầy thì khi ta giao tiếp, chỉ cần một nguyên nhân nhỏ cũng đủ gây ra va chạm và xung đột. Dân gian gọi là khắc khẩu hay ngược điển.
Cho nên bạn nên ghi lại thông tin sau mỗi lần va chạm với người khác.
Ai? Về vấn đề gì? Và ở đâu?
Sau một thời gian xem lại, bạn sẽ thấy việc va chạm sẽ thường xảy ra với ai nhiều nhất thì đừng giao thiệp với người ấy. Không nói là đúng hay sai, nhưng việc va chạm sẽ gây bất lợi cho cả đôi bên, mà bạn thì chưa đủ định lực thể tránh.
Nếu vì cuộc sống không tránh được giao tiếp với đối tượng. Thì khi nói chuyện, tuyệt đối không nói về vấn đề mà thống kê đã ghi nhận là nguyên nhân gây ra xung đột.
Và nếu được, thì nên gặp nhau ở một môi trường khác hơn môi trường mà thống kê ghi nhận là nơi thường xảy ra xung đột.
Bạn cũng có thể thêm nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến việc va chạm. Qua thống kê, bạn nên loại bỏ những nguyên nhân ấy khi giao tiếp với đối tượng. (TD: Khi đi chung với người nào đấy, thì đối tượng thường dễ bị kích động hơn chẳng hạn. . .và người thứ 3 ấy cũng là chỉ tiêu của thống kê).
Lẽ dĩ nhiên, bạn cũng phải cần rèn tâm làm chủ tâm lý mình khi giao tiếp để tránh va chạm. Nhưng nếu biết dùng “Thống kê tâm lý” như đã hướng dẫn, số lần bạn va chạm xung đột khi giao tiếp sẽ giảm hẳn và nhờ thế cuộc sống bạn sẽ vui vẻ dễ chịu hơn.
Do làm chủ tình huống trong giao tiếp và tránh va chạm bạn cũng dễ thành công hơn trong cuộc sống.