Tôi, ta, người khác.

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Tôi, ta, người khác.

  • Vì mục này năm trong phần tâm lý học, nên tôi mạo muộn bàn thêm vài ý. Có một cách hiểu thế này về cụm từ:

    "Trong tôi có ta, trong ta có người khác" .

    TÔI ở đây được hiểu là con người thật( hoặc gần thật :-)) , TA là cái phóng chiếu của tâm trí về cái tôi không có thực, tạm gọi là cái ngã, và NGƯỜI KHÁC, là cái phóng chiếu của tâm trí người khác về cái TÔI .
    Cái này có liên quan đến chuyện tiếp xúc, nói chuyện, trao chuyền giữa bạn bè, giữa thầy trò, vv. và cũng khá vui, chúng ta thử một chút cho vui :-)

    Khi hai cá nhân tiếp xúc với nhau, chuyện gì sẽ xảy ra, ( để thuận tiện, tôi sẽ ký hiệu như sau:
    Với cá nhân thứ nhất, có 3 người :-) , TÔI1, NGÃ1, NK1
    Với cá nhân thứ hai, cũng có 3 người , TÔI2, NGÃ2, NK2,
    Nào, bây giờ thì HỌ bắt đầu nói chuyện với nhau: ( 6 người nha :-) )
    ...
    ..
    ....

    1. Thường thì , hihi, cái NGÃ 1, nói chuyện với NK2,
    và cái NGÃ2, nói chuyện với NK1
    Các bạn dễ thấy là chẳng ai hiểu ai phải không, đây là cái thường thấy trong các cuộc họp, trong các cuộc cãi vã vô bổ, ai cũng chỉ lo cho bản thân mình. Tóm lại chẳng ai hiểu ai, mất thời gian!
    2. Nếu tốt hơn, hai người khá hiểu nhau thì cái người khác nó gần hơn với cái ngã, khi đó thường thì hai cái NGÃ cãi nhau, thường thì trong trường hợp này dễ gây lộn. Vì bản chất của NGÃ là giành quyền lợi cho bản thân mà.
    Cả trường hợp này nữa, nói chuyện cũng chẳng bổ ích gì, phải không các bạn.
    Tiếp theo, trường hợp thầy trò.
    Đề nghị các bạn cho ý kiến :-)
    Thử các phương án sau:
    3. Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò
    4. Thầy là thầy, mà trò chẳng ra gì
    5. Thầy ra thầy, trò ra trò
    6. Và cuối cùng, phương án, cả hai đều chẳng còn ngã
    Chúc các bạn vui vẻ, hihi, hy vọng qua vụ này vẫn còn có người để tán phét,
    :D
  • bệnh chưa hiểu chổ này: "Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò", "chẳng ra gì" nghĩa là gì nhỉ?
    thử giải xem sao

    3. Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò

    TÔI1 - TÔI2
    chỉ thầy trò người này hiểu nhau, người bên ngòai hơi khó hiểu họ tâm sự chuyện chi
    chẳng có người nói, cũng không có kẻ nghe (bất truyền & thanh văn)

    4. Thầy là thầy, mà trò chẳng ra gì

    NGÃ1 - TÔI2
    có người nói mà chẳng có người nghe (truyền đạt & thanh văn)

    5. Thầy ra thầy, trò ra trò

    NGÃ1 - NGÃ2
    có người nói, có kẻ lắng nghe (truyền đạt, hiểu biết tâm trí)

    6. Và cuối cùng, phương án, cả hai đều chẳng còn ngã

    Như thị... pha trà... uống trà... hương trà bay... ai uống vậy?
    vui vẻ uống trà

    OM CALE CULE CUNDHE SVAHA

  • bệnh chưa hiểu chổ này: "Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò", "chẳng ra gì" nghĩa là gì nhỉ?


    Bạn đọc lại bài này nè:

    Thầy là gi?
    -Thầy là người ráng gò đệ tử vào khuôn mẫu lý tưởng của mình
    Đệ tử là gì?
    - Đệ tử là đám người ráng gò thầy vào khuôn mẫu thần tượng của mình.
    Cho nên thầy không ra thầy, trò không ra trò.
    - Vậy thế nào mới là thầy mới là trò ?
    - Không có việc dạy, không có việc học, đều là biểu thị của tự nhiên!
    - Xin cho một thí dụ.
    - Thầy như phân như nước, như cánh cửa, như cột mốc chỉ đường, như con thuyền rỗng. Trò như nắng mùa xuân, như mưa lâm thâm, như sa mù, như khí xuân, là duyên để hoa mai hoa đào hé nụ.
    .....Mây .....

    Giờ thì hy vọng bạn giải hay hơn đó :D
    Gợi ý 1 chút nha: Thầy thật thì vô tướng, nói chuyện với Thầy thì trò khi đó chỉ còn 2 ( chứ không phải 3) , đó là trò thật và cái ngã của trò, vì Thầy thấy như thị , nên không có cái phóng chiếu của Thầy về người trò.
    Gợi ý thế thôi, các bạn tham gia cho vui nha.
    Xung Phong .!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Bệnh làm xong chắc hết bệnh liền đó.
    :D

  • còn bệnh nên còn hỏi còn trả lời, giải lại xem sao

    3. Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò

    Thầy là người ráng gò đệ tử vào khuôn mẫu lý tưởng của mình -> NGÃ 1 & NK 2
    Đệ tử là đám người ráng gò thầy vào khuôn mẫu thần tượng của mình. -> NGÃ 2 & NK 1

    4. Thầy là thầy, mà trò chẳng ra gì

    Thầy: Không có việc dạy, đều là biểu thị của tự nhiên! --> TÔI 1 & TÔI 2
    Trò: có việc học (là đám người ráng gò thầy vào khuôn mẫu thần tượng của mình.) --> nghe bằng tâm trí phóng chiếu về hình ảnh người thầy --> NGÃ 2 & NK 1

    5. Thầy ra thầy, trò ra trò

    Thầy:Không có việc dạy, đều là biểu thị của tự nhiên! --> nói bằng rung động của thiêng liêng, ko có cái phóng chiếu của tâm trí về học trò --> TÔI 1 & TÔI 2
    Trò:Không có việc học, đều là biểu thị của tự nhiên! --> nghe bằng rung động con tim (tại sao vẫn còn nghe? bệnh nghĩ chắc còn NGÃ) --> NGÃ 2 & TÔI 1

    6. Và cuối cùng, phương án, cả hai đều chẳng còn ngã

    chưa biết, có lẽ
    Thầy: TÔI 1 & TÔI 2
    Trò: TÔI 2 & TÔI 1

    tiểu nhị! còn trà cho xin... thêm 1 ấm nữa

    OM CALE CULE CUNDHE SVAHA

  • Điều bạn nói chỉ là sự liên lập giữa các “ngã”. Cho dù sự liên lập và tương thuộc có lớn cách mấy đi nữa thì vẫn còn đấy khoảng cách giữa các “ngã”. Trong khi bản chất vạn pháp là “vô ngã” vì không có tự tánh. Nó chưa phải là sự duy nhất Một. Vẫn còn “ta” và “mọi người”. Trong khi cái tối thượng là “Bất nhị”nghĩa là đều hợp nhất ở bản thể.
    Chúc bạn thân tâm thường an lạc. . .
  • Trong tôi có ta và trong ta có người khác

    Tôi thì không hiểu gì về kinh Phật, nên câu ấy tôi trộm nghĩ như sau:
    Để cấu thành cái gọi là mình thì phải có phần dinh dưỡng của bố mẹ, tình cảm của bạn bè, sự dạy dỗ của thầy cô, sự ra đời và trưởng thành của con cái. Có kinh nghiệm của mọi người, có buồn vui, có thành bại của mình và mọi người. Vì vậy sẽ không có biên gới giữa tôi ta và người khác và mọi người cũng đều như vậy. Cũng giống như một trái cây là kết quả của đất nước, công chăm bón của con người. v.v. . .nghĩa là một cái gì đó, hay một con người hình thành đều là kết quả của tổng hoà. Nên mọi người thuộc về nhau về không thể tách rời hay phân biệt một cách chính xác ai là ai, và tất cả là một mà thôi. Cũng giống như xã thuộc về huyện, huyện thuộc về tỉnh, tỉnh thuộc về trung ương, trung ương thuộc về đất nước, đất nước thuộc về cộng đồng và cứ cái vòng như vậy. . . .
  • Trong tôi có ta và trong ta có người khác

    “ Tôi” là một khái niệm giả lập, là phạm trù hiển thị của bản thể tại một thời điểm nhất định.
    “Ta”dùng ở đây như là: bản chất biểu thị trong phạm trù “tôi”
    “Người khác” cũng là một khái niệm giả lập. “Tôi” và “người khác” là hai cực của tâm trí nhị nguyên.
    Như vậy “Tôi” và “người khác” chỉ khác nhau ở phạm trù biểu thị và đồng nhất ở bản chất.
    Thí dụ:
    Giọt nước này, vũng nước kia, ao hồ nọ. Chúng chỉ khác nhau ở phạm trù: Giọt, vũng hay ao hồ. . . mà đồng nhất ở bản chất nước.
    “Trong ta có người khác” cũng giống như trong giọt nước này cũng có nước như trong đại dương.
    Tuy nhiên trong câu nói của bạn có một vấn đề cần phải làm rõ nếu không sẽ gây ra ngộ nhận. Đó là từ “trong” không có nghĩa là đối lập với ngoài mà nó biểu thị cho tính toàn bộ của phạm trù ấy. Nghĩa là trong giọt nước chỗ nào cũng là nước. Cho nên “Cái tôi” trùng với chính “ta” và như vậy nên nói “ta trùng với người khác” hay người khác cũng chính là ta (lẻ dĩ nhiên ở bản chất).
    Bởi thế, nếu trụ vào thế giới hiện tượng biến dịch sẽ sinh tâm đấu tranh phân biệt. Cho nên người tu tập không trụ ở mặt hiện tượng mà hội nhập với bản chất gọi là “thể nhập tánh”. Do vậy thấy “mọi người là mình, mình là mọi người” nên tâm đại bi phát khởi. Bởi vậy mới có thể dụng bồ đề tâm, hành thiện làm Phật sự, giúp đỡ mọi người vô trụ tướng.
    Chúc bạn thân tâm thường an lạc. . . . :D