Cam chịu mọi thứ?

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Cam chịu mọi thứ?

  • 1-Nghi ngờ và không biết khác và giống nhau ở điểm nào?( Nếu biết thì không nghi ngờ)

    2-Nếu như hoàn thiện là phi nổ lực thì không cần phải cố gắng điều gì và cứ làm vừa sức là thuận tự nhiên? Ví dụ như chỉ thích làm việc dễ để không cần cố gắng? Và không làm việc khó vì phải nổ lực?Vậy thuận tự nhiên có nghĩa là không có việc gì khó?

    3-Và thế nào là con gái nữ nhi và con trai nam nhi?(Con gái và con trai bình đẳng cơ mà và điều thường tình giản dị mới là điều vĩ đai)

    4- Chính mình có nghĩa là theo khả năng của mình (nhưng không thể nào xác định được khả năng của mình, vì nếu nhìn lại những điều mình làm được hôm nay thì 20 năm về trước mình không thể nghĩ và làm được). Nếu không cố thì không phát hiện khả năng mới, mà nếu cố thì không thuận tự nhiên. Khó thật!

    5- Xin cho ví dụ về hội nhập con người thật?
  • Tôi có một số câu hỏi, xin mời quí vị tham gia thảo luận để lấy hứng uống trà:

    1-Theo quí vị khi ai đó bắn mình thì làm thế nào? Nhẩn nhục chịu đựng và mong trời phù hộ? Bắn lại họ? Không phản ứng coi như không có chuyện đó?

    2-Theo quí vị sống thế nào là an lạc? Không phải lo chuyện tiền bạc? Chịu đựng sự khó khăn? Không còn bận tâm điều gì?
  • Hỏi:
    Làm thế nào để cái Một và cái Toàn Diện hoà hợp, vì mỗi người luôn là chính mình chứ không ai khác?


    Đáp:
    Gió thổi mặt hồ nổi sóng. Sóng có sóng to sóng nhỏ khác nhau. Nhưng khi gió ngừng mọi con sóng đều là nước. Cái Một hoà hợp được với cái Toàn Diện vì cùng bản chất. Bởi vậy “chính minh” và “cộng đồng” không mâu thuẫn mà hữu cơ vì cùng bản chất “con người”.
    Hỏi:
    Mùa xuân đến chim én không về thì có phải bị lỡ cơ hội không? Hay lúc đó chưa hẳn đã là mùa xuân?Hay khi chim én về thì mới là mùa xuân? Có nghĩa là phải đủ điều kiện?

    Đáp:
    Như hoa hướng dương luôn quay về phía mặt trời, Nó chẳng cần ai day bảo.
    Chim én tự khắc cảm nhận được cái hương thầm của mùa xuân nên tự biết quay về chẳng bao giờ lỡ hẹn. Đó là cái “tự nhiên biết” thuộc bản chất.
    Khi ta và cộng đồng là một, khi ta và pháp giới không phân hai thì nước lên khắc bèo lên, nước xuống khắc bèo xuống. Bèo chẳng bao giờ lỡ hẹn hay phải tìm hiểu điều kiện rồi mới lên xuống!  
    Hỏi:
    Mẹ thương con thì đó là tình thương một chiều, vị tha, Đó không phải tình thương bình đẳng mà là sự hy sinh nhẫn nhục. Cuộc sống cần có động lực và hấp dẫn nữa chứ?

    Đáp:
    Mẹ thương con, không phải là vị tha một chiều mà là tự nhiên. Không phải một chiều vì mẹ cũng nhận được nguồn hạnh phúc lớn lao khi làm việc ấy! Hơn nữa mọi tình thương không xuất phát từ tự nhiên đều bốc mùi “cái tôi”.
    Cuộc sống cần có động lực và hấp dẫn ? - Vậy nếu mất động lực và hấp dẫn cuộc sống không tồn tại sao? Thật ra cuộc sống là như thị, còn động lực và hấp dẫn chỉ cần cho “cái tôi”phân lập!

  • 1-Cuộc sống cứ diễn ra và mọi việc cứ diễn ra theo tự nhiên. Thế thì ta có boăn khoăn điều gì không hay là nó diển ra thế nào cũng được?


    Đáp:
    -Như có người bị tên thuốc độc bắn trúng. Vấn đề là cấp cứu hay hỏi: Tên này bắn từ đâu? Tên này làm bằng tre gì? Đuôi tên là lông ngỗng hay lông vịt? Người bị bắn theo tôn giáo nào? Học lực đến đâu? Người bắn mặc quần áo gì? Đi giày màu gì? Người bị tên đang có boăn khoăn gì? Hắn định sống theo chhủ nghĩa tự nhiên hay hắn sống theo tâm trạng hoài nghi? . . .v.v. . .
    -Ta phải cấp cứu người bị nạn trước nếu hỏi vớ vẩn như vậy, chần chờ hắn sẽ chết.
    -Cũng vậy, vấn đề sinh tử của con người là hội nhập với con người thật!

    2-Tại sao con người phải luôn cố gắng để tiến tới hoàn thiện. Mặc dù điều này làm cho con người luôn cảm thấy quá tải và mất cân đối trong cuộc sống?

    Đáp:
    -Giống như người kia đang đứng. Hắn cố gắng đưa hai chân khỏi mặt đất. Hắn sẽ luôn đưa chân mà không bao giờ đạt mục đích. Và dỉ nhiên điều này làm cho hắn luôn cảm thấy quá tải và mất cân đối. Cố gắng tiến tới hoàn thiện sẽ luôn tiến tới nhưng không bao giờ hoàn thiện. Bởi hoàn thiện luôn thuận tự nhiên phi nổ lực! . . .

    3-Sống như thế nào để luôn thuận tự nhiên mà không trái với chính mình?

    Đáp:
    Hề hề! . . Nửa đêm giờ tý canh ba. Chị em đàn bà con gái nử nhi!
    Chính mình tức thuận tự nhiên! . . .     :lol:

  • Đối với người tu thiền, thì thế nào là được và thế nào là mất?
  • 1/Làm thế nào để cái Một và cái Toàn Diện hoà hợp, vì mỗi người luôn là chính mình chứ không ai khác?

    2/Mùa xuân đến chim én không về thì có phải bị lỡ cơ hội không? Hay lúc đó chưa hẳn đã là mùa xuân?Hay khi chim én về thì mới là mùa xuân? Có nghĩa là phải đủ điều kiện?

    3/Mẹ thương con thì đó là tình thương một chiều, vị tha, đó không phải tình thương bình đẳng mà là sự hy sinh nhẫn nhục. Cuộc sống cần có động lực và hấp dẫn nữa chứ?
  • 1-Cuộc sống cứ diễn ra và mọi việc cứ diễn ra theo tự nhiên. Thế thì ta có boăn khoăn điều gì không hay là nó diển ra thế nào cũng được?

    2-Tại sao con người phải luôn cố gắng để tiến tới hoàn thiện. Mặc dù điều này làm cho con người luôn cảm thấy quá tải và mất cân đối trong cuộc sống?

    3-Sống như thế nào để luôn thuận tự nhiên mà không trái với chính mình?
  • 1-Theo quí vị khi ai đó bắn mình thì làm thế nào? Nhẩn nhục chịu đựng và mong trời phù hộ? Bắn lại họ? Không phản ứng coi như không có chuyện đó?

    [u]Đáp[/u]:
    Thưa bạn việc ấy còn chưa xảy ra! . . nên hiện tại tớ không biết! . . . Khi nào nó xảy ra thì tại hạ khắc thích ứng! . . .

    2-Theo quí vị sống thế nào là an lạc? Không phải lo chuyện tiền bạc? Chịu đựng sự khó khăn? Không còn bận tâm điều gì?


    [u]Đáp[/u]:
    An lạc là an lạc, không có nguyên nhân gì cho cái an lạc ấy! . .Nó là như thị! . . .
    Mọi định nghĩa đều là sản phẩm của tâm trí. Vì cùng một sự vật mà định nghĩa thì luôn thay đổi tuỳ theo nhận thức và tiến bộ khoa học của con người! . . .
  • Đáp:
    Thế nào? Thì không thể thích ứng. Vì thích ứng là tức thì trực tiếp, thuận tự nhiên, tri và hành hợp nhất. Không phải suy tính đắn đo rồi mới làm. Như lửa dí vào da thì cơ thể phản vệ ngay chứ không chờ thế nào rồi mới phản ứng. Không có phương pháp thích ứng, mà là tức khắc! Phương pháp và logic chỉ có trong tâm trí. Thích ứng thuộc phạm trù phi tâm trí, nó là bát nhã!
    Thất vọng hay không, buồn hay vui, cảm thấy áp bức hay không . . .v.v. đều là phạm trù của tâm trí. Nên không thể và không bao giờ thích ứng. Hành động trong phạm trù của tâm trí chỉ là đáp ứng.
    Bạn không hiểu là phải vì không thể tìm hiểu mà phải là kinh nghiệm tự thân. Bạn chỉ đọc sách nghiên cứu về món ăn thì làm sao no được! . . .
    Chúc thân tâm thường an lạc! . . .
  • Tôi có một số câu hỏi xin nhờ quí huynh ở trang Web Dưỡng Sinh trả lời hộ?

    1/Nếu ta đã quyết định chậm một điều gì đó thì có nên tìm cách cứu vãn hay cho qua? Trong cuộc sống nên chấp nhận điều mình không hài lòng hay tìm cách đạt điều mình muốn?

    2/Nếu so sánh với điều dạy của Phật là không tham sân si, thì có nghĩa là chấp nhận mọi thứ dù mình cảm thấy” đáng lẽ ta phải làm như vậy thì tốt hơn”và bây giờ ta không làm được, cũng đành lòng vậy, cam lòng vậy. Tôi hiểu như thế có đúng không? Có nghĩa luôn phải cam chịu mọi thứ?
  • Hỏi:
    Thích ứng trong cuộc sống là thuận tự nhiên. Nhưng làm sao để thuận trong cay đắng? Nếu con người vững vàng thì có thể thích ứng tốt. Nhưng nếu người đó bị cuộc sống làm cho thất vọng thì làm sao có thể thích ứng? Hay nói cách khác nếu tâm trạng đang bất ổn thì làm sao thích ứng?Nếu mình bị đối xử bất công hay bị bóc lột thì thích ứng như thế nào?Chấp nhận hay phản ứng?Thông thường khi vui thì dể thích ứng, khi buồn thì không biết thích ứng. Nêu có ai hại mình thì cam chịu hay đấu tranh? Cam chịu hau đấu tranh có phải là thích ứng? Tôi thấy khó hiểu quá mong được quí vị giải đáp hộ.
  • dailanh
    Đối với người tu thiền, thì thế nào là được và thế nào là mất?


    Đàn chim bay qua.
    Sư hỏi: Đâu rồi?.
    Trả lời: Mất rồi.
    Bị Sư nhéo lỗ mũi.
    Hình thể còn hay mất
    Tâm chẳng mất chẳng còn.
    Khó khó, dễ dễ!
    Wink
  • hoctro
    1-Nghi ngờ và không biết khác và giống nhau ở điểm nào?( Nếu biết thì không nghi ngờ)

    - Khi  "KHÔNG BIẾT " thì cũng ko nghi ngờ
    - Khi "BIẾT CHÚT ÍT" thì sinh ra nghi ngờ
    - Và khi "BIẾT TRIỆT ĐỂ" thì ko còn gì hết ...
    Wink
  • MÔ PHẬT
    MÔ PHẬT
    Nam  Mô Thường Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát  Ma Ha Tát
    Nam Mô Guru deva Dakini Hum
    Nam Mô Cầu Sắm Hối Bồ Tát Ma Ha Tát

    Diệu Không 21/7 2009


  • "Khi gặp khó khăn, tâm bất ổn làm sao thích ứng"

    Đệ đang áp dụngp phương pháp niệm Phật "Nam mô A Di Đà Phật"

    Sau đó , lắng nghe nội tâm có thông tin, hay cách xử lý tình huống nào thích hợp không.

    Nếu không có , hì hì thì... ngồi niệm Phật.

    Có gì xin các chư huynh tỷ chỉ bảo thêm.