Đức Phật đã để lại cho chúng ta một kho tàng kinh sách và vô số những lời giáo huấn để giúp chúng ta thoát khỏi bờ mê, bể khổ chứ không phải để chúng ta tranh luận hơn thua. Với thiên kinh vạn quyển mà Ngài để lại e rằng một đời người đọc còn chưa hết chứ nói gì đến hiểu thấu đáo và thực hành rốt ráo. Tuy nhiên mỗi người trong chúng ta đều có những cách hiểu, học hỏi và thực tập theo khả năng và điều kiện của mình để đạt mục tiêu "giác ngộ".
Giác ngộ được hiểu là chứng đạt "Niết bàn" ở giai đoạn cuối, còn ở giai đoạn đầu tiên là dùng: tinh tấn, chánh niêm, tỉnh giác để chứng đạt "Tuệ tách bạch danh sắc". Ở tuệ này hành giả không bị nhầm lẫn giữa thân và tâm hay thấy rõ ràng mọi sự vận động ở thân là do có tâm điều khiển. Trong pháp hành thiền quán do tách bạch được danh ( tâm), sắc ( thân) nên hành giả không bị ảo tưởng bởi có một "bản ngã" nằm sau danh và sắc. Hay nói một cách khác nếu hành giả thực hành miên mật thì phiền não (bản ngã)không có cơ hội xen vào...có 16 tuệ minh sát được chứng nghiêm từ thấp cho đến cao để cuối cùng hành giả diệt được 10 phiền não đạt đạo quả rốt ráo ( Alahán).
Mô Phật!