Gương trong gương

Xưa nay , trong đạo xử thế , người ta thường rất coi trọng chữ KHIÊM. Bởi thế, khi đọc bài thơ:
Gặp nhau đâu chỉ một lần
Gĩư sao cho vẹn cái tình sơ giao
Thế thời, ta thấp anh cao
Bao nhiêu năm nữa ,cũng vào hư không
(Dưỡng sinh.Net .Ngày 27/9/2003-Tác giả: Noface ? )

ta thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp dung dị của sự khiêm nhường .Chữ KHIÊM ở đây
(''Thế thời, ta thấp anh cao'' ) chẳng phải chỉ để khiêm, mà Khiêm được dùng như một phương tiện để đạt được chữ HOÀ (Giữ sao cho vẹn cái tình sơ giao). Đối với thiền nhân chữ Hòa mới quí trọng làm sao!..
Bài thơ như nhắn nhủ chúng ta : đừng tiêu phí thời gian và trí lực vào những việc phù phiếm như : được- thua ,hơn -kém , cao-thấp, phải-trái, đúng-sai...mà hãy tự hoàn thiện mình để nhẹ bước vào cửa Không .
Bài thơ có vẻ mộc mạc, giản dị mà ý tứ thật sâu xa. Nó như một tấm gương nhỏ cho ta tự soi mình, dù chỉ là trong khoảnh khắc.Và, một trong những khoảnh khắc ấy, trong chiều sâu thẳm của cái gương ấy, ta chợt nhận ra còn có một cái gương nữa. Phải chăng nó là thế này :
Gặp nhau đâu chỉ một lần
Giữ sao cho trọn cái tình thâm giao
Cho dù, ai thấp - ai cao
Nắm tay tiến bước, cùng vào cửa KHÔNG .
Ở đây, ta thấy chữ Khiêm dường như biến mất ("Cho dù, aithấp-ai cao ").Thay vào chỗ Vô Khiêm ấy, là chữ mà ta tạm gọi là XẢ. (Theo ý các bạn,liệu có thể gọi là KHÔNG, được chăng ? ). Ta nhận thấy, do Xả mà giữ được Hòa & Đồng, và sau rốt, chúng ta có thể cùng nằm tay nhau trong tình bằng hữu, cùng đồng tiến tới cửa Không.
Phải chăng, đây cũng chính là điều mà Tác giả muốn nói cùng chúng ta.
Gọi là mấy lời thô thiển xin được tâm sự và chia xẻ cùng Tác giả và các bạn .,.


Tháng 2/2004
Tiểu Vân Hà