- Thưa cụ, cổ đức đã dạy: “Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật”. Sao cụ lại nói là: “Phật tại Tâm. Ngoài tâm vẫn là Phật”?

- Này Cỏ May, vì nếu :”Phật tại tâm. Ngoài tâm không có Phật”, thì Phật ấy chỉ là Phật nữa vời, Phật hiện tượng chứ không phải Phật thật.

- Thưa cụ, vậy theo ý cụ thế nào mới là Phật?

- Bản thể. Vì Phật là bản thể. Do vậy Phật vô giới hạn. Cho nên nếu Phật tại tâm, thì tâm này cũng phải là bản thể. Vì nếu tâm là tâm lý, nghĩa là một phạm trù giới hạn nội bao trong bản thể. Thì đương nhiên: “Phật tại tâm. Nhưng ngoài tâm vẫn là Phật”.

- Thưa cụ, còn nếu Phật không phải là bản thể, thì sao?

- Nếu Phật không phải là bản thể, thì đương nhiên Phật phải là hiện tượng. Mà một hiện tượng Phật, hoặc cho dù có nhiều hiện tượng Phật đi nữa. Cũng chỉ là đang nội bao trong bản thể. Chứ tuyệt đối không thể trùng với bản thể được. Do vậy chỉ học tập nghiên cứu Phật Hiện Tượng làm sao biết được Phật Bản Thể chứ.

- Cho nên cụ mới bảo; “ Phật tại tâm. Ngoài tâm vẫn là Phật”?

- Đúng vậy. Vì chữ “tâm” dùng ở đây là “tâm lý” chứ không ngụ ý bản thể được?

- Tại sao cụ lại nói thế?

- Vì bản thể là vô giới hạn thì không thể nói “trong” hoặc “ngoài”.

Hoa rơi trên mái chùa