CẢM NHẬN VỀ SỨC SỐNG VĂN HÓA VIỆT TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

CẢM NHẬN VỀ SỨC SỐNG VĂN HÓA VIỆT TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN

  • Có người đã nhận định : " Pháp xâm lược Việt nam, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với Đạo Mẫu - một tín ngưỡng bản địa có từ ngàn đời " * Ở nước ta , đạo Mẫu thờ tứ phủ, tức là bốn Mẹ : Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước , Mẹ Người. Mẹ Trời là Mẫu Thượng Thiên, Mẹ Người là Mẫu Liễu, Mẹ Nước là Mẫu Thoải, Mẹ Đất rừng là Mẫu Thượng Ngàn. Đền Thờ mẫu nhiều lắm ở khắp mọi nơi. Đạo Mẫu là đạo dân gian. Như vậy, thờ Mẫu là thờ sự cao quý, thiêng liêng, mang hồn thiên nhiên, đất, trời, sông, núi,con người. Thờ Mẫu như thờ vị Thần sinh ra con người, vũ trụ. Mẫu không hẳn là hình ảnh trừu tượng, mơ hồ , siêu thoát, xa lạ mà đối với người dân , Mẫu là tri ân, vừa lớn lao, vừa gần gũi, mang lại hạnh phúc, sự sống cho con người.; " Mẫu là hồn của đất, Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt. Những Bài hát Văn đều ca tụng công ơn: Mẫu dạy chim hót, dạy công múa quạt, dạy voi kéo gỗ, dạy hùm thiêng canh giữ núi rừng, dạy con người biết xót thương ...Mẫu cho ta tất cả ...Đạo Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật.

    Hiếm thấy một hình thức tôn giáo, tín ngưỡng dân gian nào mà ở đó thể hiện khá tiêu biểu quá trình nảy sinh và tích hợp các giá trị văn hóa mang sắc thái dân tộc độc đáo như Đạo mẫu: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng và tạo hình dân gian, các hình thức sinh hoạt cộng đồng ... Mảng nghệ thuật tạo hình bao gồm kiến trúc đền, phủ, những pho tượng thờ, tranh thờ, những màu sắc, những trang trí,trang phục,lễ vật dâng cúng ... Đạo Mẫu sẽ vĩnh cửu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà. người đàn bà dân dã tồn tại chính trong cuộc sống con người, bản năng của người phụ nữ là tình yêu, lòng thương và khả năng tái tạo cuộc sống. Cái bản năng mang tính Mẫu của văn hóa Việt. Nhìn thực chất trong dân gian , trong văn hóa của người Việt nam  là đạo thờ mẹ Trời, mẹ Đất, mẹ Nước. Đó là đạo thờ người Mẹ, thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ như vậy là thờ những điều cao quý nhất, đâu phải là tà giáo. Trong một cuộc đối thoại với nhau, có người nước ngoài ( người Pháp ) đã đánh giá cao tín ngưỡng bản địa, sánh ngang với những tôn giáo lớn : " Tôi nghĩ bất cứ tôn giáo nào cũng có trạng thái lên đồng. Cơ đốc giáo có sự thiên khải, Phật giáo có trạng thái ngộ đạo. Khi đã lí thuyết hóa ta mới coi đó là tôn giáo. Còn những sự thiên khải vô ngôn thì sao? Còn những người bình thường bằng trực giác bỗng nhiên thấy được những điều đẹp đẽ bí ẩn thì sao?

    ( Trên đây là những nhận dịnh và đánh giá của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lê thị Hải Vân trong bài " Sức sống văn hóa Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của   nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đăng trong Tạp chí Nha Trang số 198 ra trong tháng 3/2012 )

     

  • Tôi cũng đã đọc tác phẩm "Mẫu Thượng Ngàn". Qua đó cảm nhận được cái bình dị, gần gũi của con người Việt, tôn giáo Việt.