Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Tiếu lâm quanh bàn trà - Cún Con Táp Đuôi

  • http://duongsinh.net/?o=modules&n=written&f=written_detail&wr=5361

    Cám ơn Chú Ba Gàn đã nhắc nhở con qua bài viết này, con biết mình đang đi trong vòng lẫn quẫn như con cún con vậy, con đọc bài này lại thêm thắc mắc, mong chú Ba chỉ thêm cho con.

    Con đang đi chệch đường và cứ mong tu cho thành Phật trong kiếp này. Vậy có phải con còn mong cầu nên tiếp tục tu như vậy sẽ tiếp tục chệch đường, tu sai đi? Phật có thành đi chăng nữa cũng thành gánh nặng cho gia đình xã hội vì mang trong mình thân bệnh? Quên đi mất một chi quan trọng đó là phải có thân khỏe mạnh. "Muốn giúp người thì con phải khỏe hơn người khác, phải chịu khổ giỏi hơn người khác mới giúp người vượt khổ vậy".

    Có Phật ngôn khẳng định 5 chi căn bản, Gọi là Padhāniyaṅga dùng làm mực thước để tự khẳng định rằng: "Kiếp này ta có thể trở thành bậc Thánh được chăng? Năm chi ấy là:

    1- Phải có tâm tịnh tín với Phật-Pháp-Tăng và vị thầy dạy thiền quán.
    2- Phải có thân thể khỏa mạnh, vô bệnh.
    3- Không có tâm man trá với thầy hoặc với bạn đồng tu.
    4- Phải có sự tinh cần nhiệt tâm rằng: Dù máu và thịt của ta đây có khô cạn, chỉ còn da, gân, xương, ta quyết không từ bỏ sự tinh cần.
    5- Hành giả phải tinh cần đạt được tuệ sanh diệt.

    Phật ngôn làm căn bản để tự khẳng định mình là theo 5 chi trên. Khi người tự xét thấy rằng: Ta hội đủ năm chi ấy, nên an tâm rằng: Chắc chắn ta sẽ chứng ngộ Đạo quả trong kiếp này, còn như thiếu sót 1 trong 5 điều thì xem như không có hy vọng chứng Đạo quả trong kiếp này.

    OM CALE CULE CUNDHE SVAHA

  • Mô Phật, đoạn trên được trích dẫn từ:
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-nguoicoi/nc03.htm
    http://hoasentrenda.com

    CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI

    PARAMATTHAJOTIKA
    MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
    SAṆGAHAṬĪKĀ
    Chương IV & V

    Dịch giả:
    BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
    Tỳ khưu Thiện Phúc

    OM CALE CULE CUNDHE SVAHA

  • Tôi có cái duyên là đã từng nghiên cứu khoa học, từng viết luận án, được các giáo sư phản biện, nên tôi rất cẩn thận với những gì được viết ra. Trong khi viết mà có trích dẫn, ví dụ như trong sách chú giải mà bạn đã dẫn, thì nhất thiết phải chỉ rõ đoạn trích dẫn đó lấy từ sách nào, tác giả là ai, xuất bản năm bao nhiêu, tại trang số mấy.

    Có Phật ngôn khẳng định 5 chi căn bản, Gọi là Padhāniyaṅga dùng làm mực thước để tự khẳng định rằng: "Kiếp này ta có thể trở thành bậc Thánh được chăng? Năm chi ấy là:


    tác giả có nói là Phật ngôn, nghĩa là lời nói của Phật. nhưng không dẫn là lời nói đó được nói ra trong kinh điển nào. Nếu Phật không nói vậy mà gán cho Phật thì sẽ nguy hiểm cho người đọc, chúng ta không ai là không tin Phật, nhưng nếu chúng ta tin một cách mù quáng những lời mà người viết sách gán cho Phật, e rằng giải thoát khó thấy.

    Tôi đã tìm được một đoạn kinh có ý tương tự, mời các bạn xem dưới đây :


    Và này Mahanama, thế nào là vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp? Ở đây, này Mahanama,

    1. Vị Thánh đệ tử có lòng tin, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

    2. Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu ác, bất thiện pháp.

    3. Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự sợ hãi vì thành tựu ác, bất thiện pháp.

    4. Vị này là vị đa văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe, tích tụ những điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đọc tụng bằng lời, được ý suy tư, được chánh kiến thể nhập.

    5. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp.

    6. Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu.

    7. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.

    Này Mahanama, như vậy vị Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp.


    Trang gốc : http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung53.htm

    Bạn có thể đọc và tự mình so sánh , kết luận.

    Tôi cũng không chắc là đoạn kinh trong kinh trung bộ đã trích ở trên là đúng lời Phật nói, ít nhất thì Phật cũng không nói tiếng Việt.

    Vậy phải làm sao? cái này chắc phải nhờ các thiện tri thức chỉ bảo thêm.