Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Mọi thứ trên đời đều vô thường, Vậy có thứ g

  • Con được biết: Mọi thứ trên đời đều vô thường, nay xin hỏi vậy có thứ gì là thường còn ko mất chăng?
    Ví như nước mưa A, từ mây rơi xuống đất rồi bốc hơi mất .
    Như vậy có khi nào mưa A ko mất và trở lại được ko ?
    Nếu vậy mưa A là thường hay vô thường?
    Mưa B, mưa C cũng vậy, Liệu có vô thường ko hay là thường?

    LaoTru/
    . . . . .


    Trả lời:

    Nếu Mọi thứ trên đời đều vô thường.
    Thì vô thường cũng phải vô thường.
    Nghĩa là có cái sẽ “Thường”.
    Cái ấy gọi là Tánh hay Bản Thể

    Và như vậy định luật vô thường chỉ đúng ở phạm trù hiện tượng và đếch đúng ở phạm trù bản thể.
    Thí dụ trong chư kinh nhật tụng có câu:
    Nam Mô Thường Trú Tam Bảo. . . .vậy Tam Bảo chẳng thường là gì?!
    Do vậy, cho rằng tất cả cái gì cũng đều vô thường thì chính là một dạng của Vô Minh!

    Ba Gàn/



    Thân gửi : LaoTru
    Tại hạ có một góp ý nho nhỏ trong ví dụ về mưa mà LaoTru vừa nêu ra. Ví dụ tương tự, nếu hôm nay ta ra bờ sông ngắm dòng nước chảy, thấy dòng nước êm đềm chảy. Ngày mai, ta vẫn ra ngay đúng chỗ đó để xem dòng nước, cái cảnh vẫn như cũ. Vậy nước chảy trên dòng sông tại chỗ đó là thường hay vô thường. Thật ra nước sông vẫn chảy như hôm qua, nhưng bản chất của nước đã thay đổi, cái tướng (sự chảy) tuy giống nhau nhưng cái bản chất (mật độ phù sa, cá, rong...) bên trong đều đã đổi khác. Ở ví dụ mưa cũng vậy, mưa tuy đến tuy đi, cùng một nơi, nhưng bản chất nó cũng đã khác. Cái bạn thấy là thường chỉ là cái tướng biến đổi của nước để tạo thành mưa, mà cái tướng này nó cũng tuân theo quá trình Thành Trụ Hoại Không. Nó phụ thuộc rõ ràng vào điều kiện thời tiết, khí hậu, độ ẩm... xung quanh. Cho nên, nó không có tự tánh nên nó cũng sẽ vô thường.
    Bạn có thể nêu ra các ví dụ tương tự khác và tự xem xét, khi nào bạn thấy được tự tánh chân như của đối tượng mà bạn cho là thường, thì lúc đó nó đúng là thường thiệt ^_^. Chỉ e rằng, lúc bạn tìm thấy, thì bạn có lẽ sẽ thấy nó chả thường cũng chả vô thường ^_^. Tại hạ kiến thức nông cạn, chỉ góp ý học hỏi, xin được chỉ giáo thêm.


    Thân gửi : chú Ba Gàn
    Thưa chú, cháu có một thắc mắc nho nhỏ mong chú chỉ dạy. Nếu như chú nói, nếu cho rằng tất cả cái gì cũng đều vô thường thì chính là một dạng của vô minh. Vậy nếu ta cho rằng có cái thường như thường trụ Tam Bảo mà chú đề cập, thì tức là ta đồng thời chấp vô thường là thật mà thường cũng là thật. Vậy thì ta lại rơi vào trạng thái NHỊ NGUYÊN rồi, đâu còn cái chân như duy nhất một nữa.
    Không phải mình nên bỏ cả cái suy nghĩ về thường hay vô thường sao chú?
    Cháu có nghe đồn về một bác thiện tri thức nọ, nếu câu hỏi này được đặt ra với bác ấy, thì cháu nghĩ bác ấy sẽ dùng một câu mật chú tối thượng để trả lời như thế này: " Thường hay vô thường, kệ mẹ nó...ha ha ha..." ^_^.
    Đó là thắc mắc từ sự ngu muội của cháu, mong chú chỉ dạy thêm.

    jamestran/
  • LaoTru hỏi:

    Kính chú Ba, con cũng có chút bâng khuâng:
    Tam Bảo chỉ thường cho đến khi vẫn còn vô minh, một khi tất cả các chúng sinh đều thành Phật, quay về chân tâm bản tánh, lúc đó tâm chúng đồng đều, không còn phân biệt, không còn Phật, Pháp, Tăng thì sao còn Tam Bảo? Vậy Tam Bảo cũng có lúc vô thường?...
    . . . . .

    Hai Lúa:

    Ở dạng bản thể, thì Tánh là duy nhất MỘT.
    Nhưng ở Dụng, thì Tánh hóa thành Tam Bảo.
    Vậy Tam Bảo chính là Như Lai. Như Lai chính là Tam Bảo.
    Do vậy Tam Bảo THƯỜNG ở mặt NHƯ và KHÔNG THƯỜNG ở mặt LAI.
    Và như vậy Tam Bảo vừa Thường vừa Vô Thường. Nghĩa là vừa Như lại vừa Lai.
    Do vậy kinh nhật tụng mới có câu:

    “ Năng lễ sở lễ tánh không tịch.
    Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”

    Chào thân ái, chúc thân tâm thường an lạc.