Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Thiền dế hay khó?

  • Nếu nói Thiền là khó, vậy bạn có thể tìm đâu được phương tiện luyện tập giúp con người "siêu phàm vượt thánh" mà chỉ đơn giản là: :D
    toi da tim doc va thay rat nhieu kinh nghiem dua ra ve thien nhung cach ban dua ra rat hay . thien trong moi luc
    minh rat muon hoi vieg hanh tri tung kinh co phai la thien khong
    ban co the dua ra mot so kinh nghiem trong vieg hanh tri tung giup minh
    caamm on
  • Không cứ gì việc tụng kinh hay các nghi thức hành lễ, mà bất cứ hành động nào làm trong nhận biết tỉnh giác đều là thiền. Nhận biết tỉnh giác có 3 giai đoạn.
    - Giai đoạn đầu thuộc về tâm chánh định: Theo đấy thì tuy còn ở trong tâm trí nhưng hành giả trụ chắc tâm vào nhất niệm nên tâm đứng yên hết rối loạn. Gọi là "chỉ". Nhất niệm có thể là một câu niệm Phật hay một mã khoá luyện Khí, cũng có thể là một đề mục của Thiền hoặc thậm chí một sự kiện một hành động đơn giản lập đi lập lại.
    Thí dụ như : - Niệm: "Nam mô A Di Đà Phật"
    - Nghĩ thầm trong đầu: "Tôi đang nhận khí đây"
    - Quán tưởng công án : " Tôi là ai?"
    - Nhận biết tỉnh giác khi đi kinh hành hoặc trụ chắc tâm vào tiếng chuông hay tiếng mõ đều đều. v. v. . . . Do "chỉ" nên sinh "định" là vậy!
    Vừa "chỉ" như vậy lại phải vừa có cái nhận biết tự nhiên không cố gắng. Do định tâm nên cái biết này tự phát sinh và lớn dần. Do vậy trạng thái thân tâm người hành công hay mọi biểu hiện của ngoại giới đều được nhận biết một cách tự nhiên phi nỗ lực. Gọi là "quán". Quán sinh ra " tuệ ".
    - Giai đoạn 2 nhận biết trạng thái nhận biết tỉnh giác của mình: Gọi là thực hành mũi tên kép của thiền. Nếu giai đoạn 1 dùng chánh định để tịnh hoá thân tâm. Thì giai đoạn 2 thoát khỏi sự lệ thuộc của nhất tâm bất loạn. Giai đoạn 1 giống như dùng một cái gai để nhễ cái gai đâm trong bàn chân ra. Giai đoạn 2 giống như ném cả 2 cái gai đi.
    - Giai đoạn 3: Sau khi thực chứng 2 giai đoạn trên hành giả đạt an lạc thiền, có cảm giác tự do và giải thoát do thoát khổ. Nhưng thật sự chưa hội nhập với nguồn cội. Khi nào hành giả hội nhập với trạng thái bình thường tâm vốn có của mình thì mới thật sự thể nhập Phật Tánh.Nó giống như do bị gai đâm nên người kia bị khổ. Sau khi nhễ gai ra thấy sung sướng vì hết khổ. Cái sung sướng này chỉ là đối lập với khổ và do vậy cũng là nhị nguyên. Cái sung sướng thật sự là không biết giải thoát, không hề có cảm giác sung sướng hay tự do. Đó chính là bình thường tâm thị đạo vậy! Nó giống như người không bị gai đâm thì không hề biết cái giải thoát giả tạm lúc nhễ gai ra khỏi bàn chân. Niết bàn là trạng thái lúc bàn chân chưa bị gai đâm. Cũng là trạng thái sau khi nhễ gai ra thấy sung sướng, sau đó lâu ngày cái sung sướng giả tạm này mất đi, người ấy trở về trạng thái bình thường vậy!
    Giai đoạn 1 và 2 có tu có tập. Giai đoạn 3 buông xuôi trôi theo dòng của Đạo thì tự thể nhập. Giai đoạn 1 và 2 còn ở trong tâm trí. Giai đoạn 3 thăng hoa vượt lên trên tâm trí để quay về tan trong nguồn cội của chính mình. Đó chính là Praijna paramita vậy!. . .
    Bạn áp dụng các yếu lĩnh này thì việc tụng kinh tự khắc có tính thiền. Đây là kinh nghiệm riêng của bản thân mình. Do bạn hỏi nên tôi mạo muội bạo gan tỏ bày để mong cùng tiến bộ trên đường chân thiện mỹ.
    Mong các bạn thứ cho những non kém và khiếm khuyết trong bài viết này.