Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Đại nguyện và thiện thệ

  • Hỏi:

    Nam Mô A Đà Phật

    Bạch Thầy , xin cho con hỏi  thế nào gọi là tu lên , nếu vậy tu Mật gọi là tu xuống phải không ạ ? và thế nào là  tu xuống ?

    Kính mong Thầy chỉ dạy .

     

    Đáp:

    Phát đại nguyện hay là tu lên có nghĩa là chưa Ngộ. Bây giờ dùng các phương tiện của Giới Định Huệ qua kinh luật luận, tu học để trực ngộ chân tâm.

    Thiện thệ hay tu xuống là các linh hồn kiếp trước đã tu học và đã Ngộ nhưng chưa Giác. Khi chết đi các linh hồn ấy nguyện tái sinh thành người để hành bồ tát đạo vừa tu vừa độ sanh. Do vậy theo lý, khi sanh lại ở trần thế, vì đã có căn tu từ tiền kiếp, nên có thể hiển thị ngay khả năng và huệ lực. Nhưng vì tham trần và nếu chưa gặp minh sư tại thế. Những người ấy sẽ thành ngoại cảm hoặc những người tu học nhưng có những khả năng nhất định. Những người như vậy tự nhiên sẽ thọ giáo với minh sư tại thế của mình là những Guru có đầy đủ Phật lực và bát nhã, chứ không bao giờ nhận người tu lên làm thầy của mình. Những người như vậy cũng sẽ dễ bi lạc nếu chưa gặp Guru của mình hoặc thường vì tham trần hay ngã mạn mà sa vào đấu tranh của tâm trí nhị nguyên, nên mãi chìm đắm trong luân hồi, quên mất con đường đạo kiếp trước của mình. Và dĩ nhiên nếu gặp minh sư tại thế, họ sẽ tiến bộ rất nhanh và thường có những khả năng về Phật lực. Những người thiện thệ hay tu xuống tuy đã ngộ rồi. Nhưng do còn thiếu kinh nghiệm hành đạo nên thường gặp khó khăn khi hoằng dương chánh giáo của Như Lai nơi trần thế. Do vậy những người thiện thệ, quan trọng là phải biết cách thích ứng với đời, nếu muốn tồn tại để vừa tu vừa hành thiện độ sanh như hạnh nguyện của mình từ tiền kiếp. Những người tu xuống hay thiện thệ bao giờ cũng tu theo đại thừa và nhận gia trì lực.

    Ngoài ra, thiện thệ có khi không phải là tu xuống mà là chư vị kiếp trước đã chứng ngộ. Nay qua thiện thệ của mình, tái sinh để độ sanh và hằng dương chánh giáo của Như Lai để giúp chúng sanh trực ngộ chân tâm kiến tánh thành Phật. Các vị ấy có khi lấy dạng là tu sĩ, có khi lấy hình tướng là cư sĩ. Nhưng thường qua dạng cư sĩ nhiều hơn.

     

     

  •    Nam  Mô  Deva  Dakini  Hum .

    Bạch Thầy  , như  vậy  thông thường thì làm sao  những  người  học  trò  có thể  tìm gặp vị Guru của mình ? và nhận biết đấy chính là vị Guru của mình ?

       và  phải chăng ,khi  vị  Guru gặp người học trò tức khắc  tức  thì  liền  biết  và  như  vậy  sẽ  tùy  căn  cơ  của người học trò  mà  giáo ?

  • Lòng thành thì tự nhiên sẽ gặp, không cần phải cố công tìm kiếm. Không phải kính ái vị ấy là do sách vở, báo chí hoặc truyền thông tuyên truyền hay qua lời đồn thổi. Mà khi gặp minh sư tại thế, dù trước đó mình chưa biết mặt hay nghe ai nói đến vị ấy. Nhưng khi vừa gặp, tự nhiên nhận được năng lực gia trì, có sự xúc đông lớn lao, khiến hành giả có khi bật khóc, hay mừng vui khôn xiết. Có người năng lượng gia trì làm tự xuất hiện động tác đảnh lễ, hoặc hiển thị khế ấn ở hai tay. . .v.v. . .Vị ấy nói ít tự nhiên mình tự khai mở trí tuệ, dạy ít tự nhiên mình chứng đắc các pháp bí mật một cách dể dàng. . .v.v. . . .Ở gần vị ấy, thân tâm mình đều được lợi lạc, chỉ trong thời gian ngắn, tâm thức và sức khoẻ thể xác của mình có bước tiến rõ rệt. . .v.v. . . . Theo kinh nghiệm, đó chính là minh sư tại thế của mình.

  •  Nam  Mô A Di Đà Phật .

     Nam Mô Guru Deva  Dakini Hum  

    Bạch Thầy , đúng vậy bởi  đó  là những trải nghiệm mà con đã được  biết  từ khi con gặp Thầy  và  cũng là niềm  hạnh phúc nhất của con trong  kiếp này .

  • NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM

    NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM

    NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM,....

    HD-NT

  • Vâng,đúng vậy ; tự mình cũng không thể giải thích nổi:cái đến tức khắc tức thì và có sức hút ,có hiệu lực kỳ diệu !

    Gặp được Minh sư tại thế của mình là duyên quá lớn trong đời,không phải người nào cũng may mắn  có được.

    NAM MÔ GU RU DEVA DAKINI HUM!

  • Đấy!

    Nó đấy!

    Cái gì vậy Thầy?

    Nó cứ chảy,nó cứ trào dâng,nó cứ rung động,con chẳng biết làm gì cho nó,nó cứ gõ cửa và thôi thúc, thôi thì buông xuôi và nhận biết vậy.