Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Làm sao vô ngã như lòng nhạn kia ?

  • Nhân đọc được bài thơ của một Thiền sư:
    ''Nhạn quá trường giang
    Ảnh trầm hàn thủy
    Nhạn vô lưu tích chi ý
    Thuỷ vô lưu ảnh chi tâm''

    Ðúng là con nhạn không hề có ý gởi bóng mình vào trong đáy nước và nước cũng không có ý giữ lại hình bóng con nhạn trong lòng sâu...
    Ðó là nước và nhạn.
    Nhưng lòng dạ con người thì sao? Sự thật muôn đời của lòng dạ con người có bao giờ giống như con nhạn và dòng nước được không?
    Chính vì lòng người càng muốn ghi lại những điều sâu xa cốt yếu nên mới viết được những bài thơ hay và đẹp đến như thế. Phải chăng một đứa bé sơ sinh biết mỉm cười, biết mếu máo trong giấc ngủ là tuyệt đối vô tâm?
    Nếu một đứa bé sơ sinh không thể tuyệt đối vô tâm thì nhân loại làm sao có thể vô tâm như dòng nước và đôi cánh nhạn?

    Xin em một chút ngọt ngào
    Chuyển vần thơ ngắn bỏ vào hư vân
    Lời mang diệu ý xa gần
    Nào ai lộn ngược hương trần trước sau
    Nhạn bay qua cuối giang đầu
    Vô tình đến nỗi sắc mầu hóa không
    Tình ai lạc giữa tang bồng
    Làm sao vô ngã như lòng nhạn kia?
    Wink
  • Không...Vô Ngã như lòng Nhạn kia ???...vì.. .. Lối Mòn...!


    Làm sao vô ngã như lòng nhạn kia ?..Hãy..là Người đi bước .. Ngược...!

    ...và ..Vô Ngã là..tiếng Cười của cụ Tưởng Vậy...! hi..hi..


    Wink


     

  • Có một câu chuyện về CHIẾC THUYỀN KHÔNG của Trang Tử như sau:

    Trang Tử bảo rằng ta đang lái thuyền trên sông, thình lình bị một chiếc thuyền khác đụng vàọ. 
    Nếu dòm sang thuyền kia thấy chiếc thuyền đó không có người thì dù có bực mình tới mấy ta cũng không giận nổi . 
    Ngược lại nếu thấy thuyền kia có người thì ta liền nổi giận đùng đùng liền!
    Tại sao lại như vậy ? 
    Ðó là ý nghĩa của CHIẾC THUYỀN KHÔNG vậy!

    <<Ðối cảnh vô tâm>>
    Con nguời, đối cảnh tâm thường khởi, hay thấy việc xấu - tốt - hay - dở - phải - quấy của người mà chẳng chịu thấy lỗi mình vì vậy nên bị cái cảm giác vui - buồn - hờn - dỗi bất chợt dẫn dắt đến mệt. Thế nên "đối cảnh hữu tâm" thì chỉ thêm mệt, cái mệt do tự mình gây ra, tự mình chuốc lấy.

    "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" là câu cuối trong bài kệ cuối Cư Trần Lạc Đạo của Vua Trần Nhân Tông, nguyên văn như sau:

    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
    Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
    Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
    ***
    Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
    Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

    Tâm thiền sáng ngời thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, không phải tìm kiếm đâu xa. Đói ăn, mệt ngủ. Nơi mọi sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ngủ nghỉ mà làm với tâm hồn nhiên, trong sáng, không sanh tâm theo duyên, theo cảnh: ăn không sanh tâm ăn (Không tham ăn), mặc không sanh tâm mặc (Không chưng diện se sua), chính đó ánh sáng thiền hiện tiền rồi. Đó là của báu ngay trong nhà mình, lại phải chạy tìm ở đâu khác? Được như vậy thì chớ hỏi thiền làm chi nữa, như chưa đuợc thì nên biết "thiền" là gì ! ? ! ?

    "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.". Là tuyệt chiêu, cảnh giới cao nhất. Ðối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao xuyến, không hề dấy động. Đuợc như vậy thì đừng hỏi thiền chi nữa. 4 chữ "đối cảnh vô tâm", làm sao 6 căn không dính với 6 trần? Làm sao mắt thấy sắc không dính với sắc, tai nghe tiếng không dính với tiếng, mũi ngửi mùi không dính với mùi, chạm tới vật không dính tới vật...? Làm sao không chấp vào hiểu biết của mình, cái thấy của mình (ngã biết, ngã thấy), để có được hiểu biết toàn diện hơn (chứng ngộ của vô ngã)? Làm sao nhìn sự vật hiện tượng không tham đắm (tham), không chán ghét (sân), không hời hợt (si) để thấy rõ bản chất của nó và tự do hạnh phúc? Ðây chính là tâm yếu của người tu hành và là đối tượng của 48000 pháp tu trong đạo Phật.! Wilted Flower
    Email: anhthien@ymail.com
    Nickyahoo: AnhThien234
  • Bai viet suc tich qua !Nhung k biet toi co bi vao bay 48 hay 84 k ?Xin cam on tac gia !