Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi như như". Như Lai là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.
Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu". Phật Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.
Với sự phát triển của Phật giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi. Trong Đại thừa, Như Lai chỉ Ứng thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân như (sa. tathatā), thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí huệ (sa. prajñā) và tính Không (sa. śūnyatā).http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C6%B0_Lai
ngoclamVậy Cái Biết (của Con Người Thật) có bị Vô Thường chi phối hay không, nếu không thì Cái Biết ấy thuộc về Bản thể Chung... và không có trung tâm hay tâm điểm... chăng (vô thỉ vô chung)?.
ngoclamvậy chúng sanh ấy có thoát khỏi luân hồi, về với Bản Thể không...?
ngoclamVì theo kinh điển có nói Các vị khi chứng được quả A La Hán thường nhập Niết Bàn vĩnh viễn. Mà có trường hợp như chúng sanh bị "Hồn phiêu phách tán" thì cũng vĩnh viễn trở về Vô Vi, vậy chúng sanh ấy có thoát khỏi luân hồi, về với Bản Thể không...?