Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Như Lai là gì?

  • Xem kinh điển có nghe thấy danh hiệu Phật Tổ Như Lai, hoặc chánh pháp của Như Lai... mà con không hiểu ý nghĩa từ này là gì? Có phải từ này là danh hiệu chung cho những vị tu thành Phật hay không? Và như thế nào gọi là là nương theo chánh Pháp của Như Lai...?


    Kính mong Thầy và chư Huynh từ bi khai thị.
    Nam Mô A Di Đà Phật  Smile
  • Như Lai

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm

    Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgatatathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi như như". Như Lai là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

    Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu". Phật Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.

    Với sự phát triển của Phật giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi. Trong Đại thừa, Như Lai chỉ Ứng thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân như (sa. tathatā), thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí huệ (sa. prajñā) và tính Không (sa. śūnyatā).

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C6%B0_Lai

  • Nam Mô A Di Đà Phật

    - Theo chỗ mình hiểu (lý thuyết) như thế này không biết có đúng không:

    Danh từ Như Lai (có thể gọi Chân Như, Chân Không Diệu Hữu, Phật Tánh, Bất Nhị, Tánh Không...) = Thể (tức Bản thể không đặc tính gì cả) + Dụng (tức thế giới hiện tượng Vô hình lẫn Hữu hình). Dụng thì có tướng sanh diệt.

    Chúng sanh (chưa Kiến Tánh) thì sống trong thế giới hiện tượng, chấp Ngã, chấp Logic Nhị Nguyên... nên bị luân hồi chi phối vì nghiệp lực, nhân quả.
    Bậc giác ngộ đã Kiến Tánh (Thấy Như Lai) thì "Tri và Hành hợp nhất" , "Thể và Dụng không hai" hay "Tánh tự Dụng",... nên không bị Luân hồi chi phối và nếu có Nguyện lực, họ tự nguyện ra vào sanh tử để giúp chúng sanh giải thoát.

    - Nhưng có điều mình chưa hiểu, nên mạo muội thỉnh giáo chư huynh :

    Vậy Cái Biết (của Con Người Thật) có bị Vô Thường chi phối hay không, nếu không thì Cái Biết ấy thuộc về Bản thể Chung... và không có trung tâm hay tâm điểm... chăng (vô thỉ vô chung)?.

    Và trạng thái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh chỉ có ở trường hợp "Hữu dư y Niết Bàn" khi vị Giác Ngộ ấy tùy duyên hiển tướng (Dụng) vậy là không thể có ở trường hợp  "Vô dư y Niết Bàn"(lúc vị ấy nhập vào Bản Thể)

    Vì theo kinh điển có nói Các vị khi chứng được quả A La Hán thường nhập Niết Bàn vĩnh viễn. Mà có trường hợp như chúng sanh bị "Hồn phiêu phách tán" thì cũng vĩnh viễn trở về Vô Vi, vậy chúng sanh ấy có thoát khỏi luân hồi, về với Bản Thể không...?

    Từ chỗ ấy mình suy luận, Phật hay Bậc Giác Ngộ cũng là chúng sanh... nhưng vì có cái Biết như thật, hiểu được Vô thường nên tùy duyên nên không lệ thuộc vào Thể hay Dụng... Và người đã Thể Nhập Tánh tức là đã thấy Như... Lai....


    Đệ tử xin thành tâm sám hối
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
    Nam Mô Guru Deva Dakini Hum
    Nam Mô A Di Đà Phật
  • ngoclam
    Vậy Cái Biết (của Con Người Thật) có bị Vô Thường chi phối hay không, nếu không thì Cái Biết ấy thuộc về Bản thể Chung... và không có trung tâm hay tâm điểm... chăng (vô thỉ vô chung)?.

    - Cái Biết không phải là hành động của "Con người thật". Mà "chính là con người thật".
    Gọi là "cái biết"để chỉ Tánh Tự Nhiên Biết.
    Nó là bản thể nên không Vô thường.

    ngoclam
    vậy chúng sanh ấy có thoát khỏi luân hồi, về với Bản Thể không...?

    - Chúng sanh là hiện tượng do Tánh tùy duyên khởi dụng. Duyên thì vô thường. Nhưng do trùng trùng duyên khởi nên chúng sanh trôi lăn trong luân hồi. nếu theo đúng các pháp nhà Phật tu hành sẽ cắt nhân duyên thì tự nhiên về với Tánh.

    ngoclam
    Vì theo kinh điển có nói Các vị khi chứng được quả A La Hán thường nhập Niết Bàn vĩnh viễn. Mà có trường hợp như chúng sanh bị "Hồn phiêu phách tán" thì cũng vĩnh viễn trở về Vô Vi, vậy chúng sanh ấy có thoát khỏi luân hồi, về với Bản Thể không...?

    - Không có một cái gì như là Niết Bàn độc lập tồn tại. Mà Niết bàn luôn biểu thị  qua hiện tượng. Như nước luôn biểu thị qua một bình đựng.
    Khi chấp vào hiện tượng gọi là chúng sanh. Khi xuyên qua hiện tượng lọt vào bản thể sự vật thì gọi là Niết Bàn.