Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Các cao nhân ơi cho em hỏi cái

  • Em đucọ biết tánh không hay gọi là chân như, phật tánh, chân tâm.... nói hcung co nhiều cách gọi khác nhau. nhưng các cao nhân cho em hỏi thánh không là gì vậy. vìt theo cách giải thích thì em hiểu tánh không là một vái gì đó nhỏ nhất tạo nên toàn thể vũ trụ này...  nó co phả là một thục thể hay không hay no là cái gì... các cao nhân giúp em với
    Di tim chan ly cuoc song
  • Em nhờ bác Chuong 1501 xem kỹ lại , chứ em tra chính tả trong Tự điển  tiếng Việt chưa ra ý bác muốn hỏi cái gì nữa ? Có gì không phải mong bác bỏ qua và thứ lỗi giùm em nhé
  • Một người mù đến hỏi một người sáng mắt:
     - Anh ơi, tôi nghe nói cầu vồng đẹp lắm, anh làm ơn tả cho tôi cầu vồng nó thế nào cái?
     - Hề hề, anh phải đi chữa mắt đã, anh bạn ạ :)
     
  • Xem cầu Vồng trước hay đi chữa Mắt trước Đây ?

    Hi..! hi..! nếu muốn trở thành Cao Nhân ..thì ta phải đi chữa Mắt trước ..hay là đi Xem cầu Vồng..trước Đây ???! hi..hi..!
    Chimri chúc bạn An Lac nha !
    Right HugWilted FlowerYes


     

  • chuong1501
    Em đucọ biết tánh không hay gọi là chân như, phật tánh, chân tâm.... nói hcung co nhiều cách gọi khác nhau.


    - Tánh: Bản thể

    Tánh Không: Trạng thái Không của bản thể
    Chân Như:     Trạng thái thường hằng của bản thể
    Phật Tánh:     Bản thể ấy gọi là Phật
    Chân Tâm:     Bản thể theo cách nói của tôn giáo

    chuong1501
    vìt theo cách giải thích thì em hiểu tánh không là một vái gì đó nhỏ nhất tạo nên toàn thể vũ trụ này...


    - Vì là bản thể nên bao gồm mọi khái niệm trong đó có: nhỏ và lớn, sinh và hằng sinh . . . .

    Tạm Thí dụ:
     1/Số vô cực viết thật nhỏ với số vô cực viết thật to, thì giá trị cũng như nhau.
     2/ Con Gà sinh Cái Trứng hay Cái Trứng sinh Con Gà?
    - Tại thời điểm này thì Con Gà sinh ra Cái Trứng, nhưng tại thời điểm khác Cái Trứng lại sinh ra Con Gà. Đấy là cái nhìn giai đoạn, cái nhìn chu kỳ gọi là chu kỳ biện chứng. Còn nếu có cái nhìn xuyên suốt toàn diện của bản thể, thì không thể đề cập đến Sinh và Không Sinh, nó vượt lên trên hai khái niệm này. Nó không là nhị nguyên, nó là Như Thị.

    Mô Phật, vì tớ chưa là cao nhân, nên hiểu sao nói vậy nếu chưa đúng thì mong bạn đừng cười.
    Chúc bạn luôn khỏe vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

  • Vậy tóm lại tánh không là gì vậy .... các anh chị có thể nói qua cho em vói...Ick!
    Di tim chan ly cuoc song
  • KHi truy cứu tận cùng của mọi vấn đề hay sự vật thì đều trở về tánh không. vậy theo cách hiẻu cảu em thì tánh không là cái nhỏ nhát giống giống như phân tủ hay nguyên tủ tạo nen mọi vật. Cách hiểu đó có đúng không???
    Di tim chan ly cuoc song
  • chuong1501
    tánh không là gì vậy


    - Tánh Không: là trạng thái Không của bản thể.
    (Đã trả lời rồi). Nếu bạn vẫn chưa hiểu, thì có thể học thêm về triết học hoặc Duy Thức của Phật giáo. Trong khuôn khổ của trang Dưỡng Sinh  chỉ chú trọng đến tập luyện cho khỏe. Nên không muốn mất thời gian cho các vấn đề về siêu hình. Bạn nên tìm nơi khác, mong bạn thông cảm.
  • chuong1501
    vậy theo cách hiẻu cảu em thì tánh không là cái nhỏ nhát giống giống như phân tủ hay nguyên tủ tạo nen mọi vật. Cách hiểu đó có đúng không???


    -  Không
       Vì nguyên tử hay phân tử không phải là bản thể.
  •  

                      Xin chào bác chương1501 ! Em kể cho bác nghe một câu chuyện này nhé  !

                                                                  *   *   *   *   *


             Có một anh bốc vác đến hỏi người thầy giáo già :
                          Chân lý là gì  ? .......CHO EM HỎI CÁI

             Người thầy già thong thả trả lời  với  vốn kiến thức sư phạm và sự hiểu biết sâu sắc của mình một cách cặn kẻ. Đã hết một ngày mà anh bốc vác vẫn chưa hiểu,  còn hỏi đi hỏi lại câu hỏi siêu hình và siêu tưởng hơn nữa. Ông biết rằng có giải thích mãi đến hết đời này thì anh ta cũng chẳng khá lên mấy nên bèn bảo rằng :
                       Thế anh thích đi TÌM CHÂN LÝ CUỘC SỐNG chứ ?
            
              Đúng là món khoái khẩu sở trường của mình rồi, anh ừ một tiếng thật to và vội làm theo ngay. Anh ngậm miệng chặt vào đầu một sợi dây ròng rọc và người thầy già kéo vụt đầu sợi dây bên kia thật mạnh. Sợi dây lên cao, cao mãi, cao đến chóng cả mặt đến rợn cả người đến mức anh không dám quay nhìn xuống dưới. Bỗng anh nghe tiếng hỏi vọng lên của người thầy già :
                        Anh đã thấy chân lý chưa? Nó đấy! Và có hỏi thêm gì nữa không ?
              
              Đợi mãi mà không thấy anh bốc vác hỏi hay trả lời như mọi lần, thầy giáo già hỏi lớn thêm một lần nữa nhưng anh vẫn im như thóc. Cái miệng bây giờ không dám ho chứ nói gì đến hỏi, riêng chỉ mỗi cái đầu của chính anh ta là  kịp hiểu và nhận ra rằng :
                      
                       IM LẶNG CHÍNH LÀ CHÂN LÝ 

             Và  trong tâm chỉ còn đủ sức để niệm liên tục mỗi câu  "Lạy thầy cho con được tiếp đất bình yên ".
             
             Anh thề  từ giờ đến già  chẳng bao giờ dám ĐI TÌM CHÂN LÝ CUỘC SỐNG để làm gì cho khổ,sợ cái lặng im đến chết người  và sợ ........sợ nhất là bị thầy giáo già cho luyện công  trên không  thêm  lần nữa ....

                                                        

                                                                  *   *   *   *   *



                     Bác thư giản đọc chút cho vui , có gì không phải mong bác lượng thứ cho em nhé .Chúc bác vui và an lạc......








  • Chào bạn Chuong 1501 !
    Chả phải cao nhân gì nhưng vấn đề bạn nêu thật hay nên Nhuthi06 tôi mạo muội bàn thêm chút .
     


    Chơn Tâm còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy hoàn cảnh / tướng trạng như Phật tánh , Chơn Như , Bản thể , Tánh không , Đại bát Niết bàn , Bản lai diện mục , Thực tướng , thực tánh , Chủ Nhân Ông , Bát Nhã Ba La Mật ... , riêng tôi hay dùng nhất là " Con người chân thật " của chính mình . Vậy Lý Tánh về chơn như chính là lý tánh về con người chân thật của chính mình , tức là bàn về / tìm hiểu sâu hơn về con người thực của mình .

    Thực ở đây để phân biệt với cái không thực mà nhà Phật gọi là Chơn và Vọng . Theo tôi thì chỗ này vô cùng quan trọng , tối quan trọng . Chúng ta cần phải hiểu thấu , mà chưa hiểu thì cũng phải xem nó như một tiên đề thì mới có thể nghiên cứu / tu tập tiếp được , bằng không thì chắc chắn không bao giờ có thể tinh tấn được / tâm pháp cứ mãi mãi lẹt đẹt , rồi đâm ra nghi pháp vì không hiểu sao tu mãi tu mãi tu mãi có khi gần cả đời rồi mà chả thấy hơi hám gì cả . Khi hiểu ra thì quả là quá đơn giản , chỉ là con người chúng ta làm ra/ soi tỏ được tất cả mọi thứ , cái khả năng mà chúng ta làm ra / soi tỏ được mọi thứ chính là Chơn , còn cái đối tượng chúng ta làm ra / soi tỏ là Vọng . Nói cách khác nếu chúng ta cứ sống với tinh thần của những cái chúng ta tạo ra / soi tỏ thì ngay lập tức chúng ta đang sống với con người Vọng , cũng hoàn cảnh ấy nếu chúng ta sống với cái khả năng thì ngay tức thì chúng ta đang sống với con người Chơn vậy .
    Ví dụ cụ thể : Một người kỹ sư hiện đang làm giám đốc thì cái khả năng anh ta có được kiến thức kinh nghiệm , chức vụ là Chơn , còn kiến thức kinh nghiệm hay chức vụ chỉ là vọng , nay còn mai mất , có sanh là có diệt , còn cái khả năng kia thì còn hoài và thực tế là như vậy . Nếu anh ta sống với tinh thần của cái khả năng ấy thì anh ta đang sống với con người thực , còn ngược lại anh ta sống với địa vị danh vọng , kiến thức kinh nghiệm thì anh ta đang sống với con người vọng , mà sống với con người vọng thì kiểu gì cũng sẽ phiền não/ khổ đau/ bế tắc/ đụng trần dù có địa vị của cải vật chất đến đâu đi nữa . 

    Rõ ràng chúng ta thấy kiến thức hay kinh nghiệm sẽ lỗi thời theo thời gian , địa vị chức vụ cũng vậy , nếu anh ta sống với con người ấy thì khi địa vị đang cao , kiến thức kinh nghiệm hợp thời thì anh ta sẽ rất vui , nhưng khi không còn hợp thời nữa chắc chắn anh ta sẽ phiền não khổ đau vô cùng tận mà những vị quan chức khi về hưu rất hay bị stress là vậy .

    Như vậy để tu tập có sự tinh tấn thì trước hết chúng ta phải phân biệt được thế nào là Chơn Tâm và thế nào là Vọng Tâm . Mục đích tu tập là để đi đến / thể nhập vào Chơn Tâm / con người thực của chúng ta chứ không phải tu tập / nghiên cứu nhiều kinh điển để rồi cứ sống với những kiến thức kinh nghiệm ấy , sống với sự chứng đắc này chứng đắc nọ để rồi phiền não vẫn hoàn phiền não , sân si ngày càng sân si . Tất cả các kiến thức kinh nghiệm , tất cả các thần thông đạo lực ... đều chỉ là pháp phương tiện giúp chúng ta thể nhập vào Chân lý / Con người thực của chúng ta . Đến với Đạo Phật là để phá trừ cho  được Ngã Chấp và Pháp Chấp hay nói khác đi là Phá Chấp đủ thứ trong con người phàm phu của chúng ta , để mặc dù vẫn mang thân tứ đại này nhưng sống với tinh thần vô trụ với tất cả , ấy chính là lý tưởng mà Phật và các Bồ tát phải lăn lên lộn xuống hàng tỷ tỷ kiếp để hướng chúng ta tới con đường giải thoát vậy .

    Thân mến !

  • Im lặng như Chánh pháp nói năng như Chánh pháp...
                                                                         Kinh Pháp cú
  • Chào bạn. Theo mình nghĩ các nguyên tư hay nguyên tử hay các hạt cơ bản...là những sự vật vô cùng nhỏ bé, nhưng nó vẫn không phải là tánh không hay chơn như, thiệt tướng của các sự vật hiện tượng trong thế giới. nó vẫn luôn vận động và biến đổi không ngừng còn cái tánh không lại là cái thường  hằng, không sinh , không diệt ( không bao giờ bị mất đi ) Nhưng nó nod chứa đựng sự huyền bí , mầu nhiệm ... trong nhà Phật thường gọi là Phật tánh, là tâm không ... Điều này chỉ được thực hành mới có thể trải nghiệm dần dần và nhận ra tánh không của sự vật hiện tượng được . Chúc bạn thành công. Chào thân ái.
  • Nam mo A Di Đà Phật !Smile
  • Xin gửi một bài thơ mà thú thật mình cũng không nhớ tác giả. Nếu có gì không phải xin được lượng thứ!

    Ngàn năm trong chuồng gà
    Vẫn có một triết gia
    Vừa ấp vừa suy nghĩ
    Quả trứng hay con gà
    Cái gì có trước nhỉ?

    Một con cáo đi qua
    Nghe thấy liền tự nhủ
    Quả trứng hay con gà
    Cái gì mà chẳng đựoc

    Ta sẽ xơi gà trước
    Để cô ả khỏi chuồn
    Rồi ta sẽ xơi luôn
    Con gà trong quả trứng