chuong1501Em đucọ biết tánh không hay gọi là chân như, phật tánh, chân tâm.... nói hcung co nhiều cách gọi khác nhau.
chuong1501vìt theo cách giải thích thì em hiểu tánh không là một vái gì đó nhỏ nhất tạo nên toàn thể vũ trụ này...
chuong1501tánh không là gì vậy
chuong1501vậy theo cách hiẻu cảu em thì tánh không là cái nhỏ nhát giống giống như phân tủ hay nguyên tủ tạo nen mọi vật. Cách hiểu đó có đúng không???
Chơn Tâm còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy hoàn cảnh / tướng trạng như Phật tánh , Chơn Như , Bản thể , Tánh không , Đại bát Niết bàn , Bản lai diện mục , Thực tướng , thực tánh , Chủ Nhân Ông , Bát Nhã Ba La Mật ... , riêng tôi hay dùng nhất là " Con người chân thật " của chính mình . Vậy Lý Tánh về chơn như chính là lý tánh về con người chân thật của chính mình , tức là bàn về / tìm hiểu sâu hơn về con người thực của mình . Thực ở đây để phân biệt với cái không thực mà nhà Phật gọi là Chơn và Vọng . Theo tôi thì chỗ này vô cùng quan trọng , tối quan trọng . Chúng ta cần phải hiểu thấu , mà chưa hiểu thì cũng phải xem nó như một tiên đề thì mới có thể nghiên cứu / tu tập tiếp được , bằng không thì chắc chắn không bao giờ có thể tinh tấn được / tâm pháp cứ mãi mãi lẹt đẹt , rồi đâm ra nghi pháp vì không hiểu sao tu mãi tu mãi tu mãi có khi gần cả đời rồi mà chả thấy hơi hám gì cả . Khi hiểu ra thì quả là quá đơn giản , chỉ là con người chúng ta làm ra/ soi tỏ được tất cả mọi thứ , cái khả năng mà chúng ta làm ra / soi tỏ được mọi thứ chính là Chơn , còn cái đối tượng chúng ta làm ra / soi tỏ là Vọng . Nói cách khác nếu chúng ta cứ sống với tinh thần của những cái chúng ta tạo ra / soi tỏ thì ngay lập tức chúng ta đang sống với con người Vọng , cũng hoàn cảnh ấy nếu chúng ta sống với cái khả năng thì ngay tức thì chúng ta đang sống với con người Chơn vậy . Ví dụ cụ thể : Một người kỹ sư hiện đang làm giám đốc thì cái khả năng anh ta có được kiến thức kinh nghiệm , chức vụ là Chơn , còn kiến thức kinh nghiệm hay chức vụ chỉ là vọng , nay còn mai mất , có sanh là có diệt , còn cái khả năng kia thì còn hoài và thực tế là như vậy . Nếu anh ta sống với tinh thần của cái khả năng ấy thì anh ta đang sống với con người thực , còn ngược lại anh ta sống với địa vị danh vọng , kiến thức kinh nghiệm thì anh ta đang sống với con người vọng , mà sống với con người vọng thì kiểu gì cũng sẽ phiền não/ khổ đau/ bế tắc/ đụng trần dù có địa vị của cải vật chất đến đâu đi nữa .
Rõ ràng chúng ta thấy kiến thức hay kinh nghiệm sẽ lỗi thời theo thời gian , địa vị chức vụ cũng vậy , nếu anh ta sống với con người ấy thì khi địa vị đang cao , kiến thức kinh nghiệm hợp thời thì anh ta sẽ rất vui , nhưng khi không còn hợp thời nữa chắc chắn anh ta sẽ phiền não khổ đau vô cùng tận mà những vị quan chức khi về hưu rất hay bị stress là vậy . Như vậy để tu tập có sự tinh tấn thì trước hết chúng ta phải phân biệt được thế nào là Chơn Tâm và thế nào là Vọng Tâm . Mục đích tu tập là để đi đến / thể nhập vào Chơn Tâm / con người thực của chúng ta chứ không phải tu tập / nghiên cứu nhiều kinh điển để rồi cứ sống với những kiến thức kinh nghiệm ấy , sống với sự chứng đắc này chứng đắc nọ để rồi phiền não vẫn hoàn phiền não , sân si ngày càng sân si . Tất cả các kiến thức kinh nghiệm , tất cả các thần thông đạo lực ... đều chỉ là pháp phương tiện giúp chúng ta thể nhập vào Chân lý / Con người thực của chúng ta . Đến với Đạo Phật là để phá trừ cho được Ngã Chấp và Pháp Chấp hay nói khác đi là Phá Chấp đủ thứ trong con người phàm phu của chúng ta , để mặc dù vẫn mang thân tứ đại này nhưng sống với tinh thần vô trụ với tất cả , ấy chính là lý tưởng mà Phật và các Bồ tát phải lăn lên lộn xuống hàng tỷ tỷ kiếp để hướng chúng ta tới con đường giải thoát vậy . Thân mến !