______________________________________________
Này thần thông ! Này diệu dụng ! Ta gánh nước. Ta đốn củi.
cubicNhóm trà SG mình gom một số thông tin về quán trà sg, hình ảnh... làm 1 site web tĩnh up lên http://padmetea.net/Có sẵn web để gửi qua email ... cho bạn bè, đồng nghiệp... ghé quán thưởng thức trà cho vui nhẩy.
Sample image
Là một trà thất mới mở, Padme mang phong cách khác lạ so với những trà thất trước đây từng xuất hiện ở Sài Gòn. Bước vào không gian quán như tách biệt hẳn với nhịp sống sôi động của phố phường Sài Gòn. Vượt qua những khắt khe của trà thất thường có phong cách gắn với thiên nhiên, cây cỏ trong không gian quán là sân vườn, rộng rãi thoáng mát.
Padme khác hẳn, với không gian thưởng trà là nhà phố nhỏ, được trang trí tối giản với những rèm tre, điểm xuyết đây đó một ít thư pháp, hoa sen, đèn vàng tạo không gian ấm cúng. Phần âm nhạc ở Padme cũng là nét độc đáo, mang lại cho Padme phong cách riêng là dòng nhạc thiền, êm dịu do các nhạc công Trung Quốc thể hiện. Khách đến Padme có cảm giác được tận hưởng một góc quán như để dành riêng cho mình trong tĩnh lặng, nhẹ nhàng và thư thái.
Padme tập trung vào những đối tượng chính là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên và đặc biệt là những người quan tâm đến thiền, Yoga và khí công. Đây là nơi gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi thông tin của những người yêu thích thiền. Quán cũng thường tổ chức những buổi hướng dẫn về thiền trà cho khách có nhu cầu tìm hiểu. Đến Padme không chỉ để uống trà, quán dành hẳn những không gian riêng biệt cho khách ngồi thiền, tập Yoga, khí công.
Giờ mở cửa từ 3g chiều đến 10g30 tối; thứ 7, chủ nhật quán phục vụ cả ngày. Giá các phần trà ở
cubicbữa em hỏi mà anh Hà ròm đang bận.- anh em nào có ảnh và bài viết rồi thì gửi vào đây hay forum padme đi, sau đó sẽ chọn lọc và đưa thành bài giới thiệu trên web padme.có cái web mô tả hoạt động của quán, như món ngon: trà đặc biệt, thức ăn,... những cái hay: sinh hoạt hội cờ vây, ....thì dùng cái này thì anh em gửi cho bạn bè dụ dỗ đến quán dể hơn.
Khi nào còn nghĩ uống trà là xa xỉ về thời gian thì không nên uống Trà lúc đó. Cái hay của cách uống trà của người Việt Nam là sự phóng khoáng và nhàn nhã. Khác với kiểu uống cầu kỳ của người Nhật, hoa mỹ kiểu Trung Quốc, người Việt pha trà và uống trà theo cách riêng mà rất đặc biệt. Đặc biệt là ở chỗ, người pha trà tùy theo điều kiện sẵn có của mình, dù cầu kỳ như cách ướp trà Sen Tây Hồ, hay đơn sơn như đun sôi lá trà tươi. Dù pha và uống Trà kiểu kỹ lưỡng hay xuề xòa, cái cốt của Đạo trà không hề mất đi. Riêng là ở chỗ, chỉ người Việt Nam mới uống trà kiểu đó được. Trong Trà Đạo của Nhật sau khi nhấp trà, người uống trà quên không dùng khăn lau vị trí chén đặt môi vào thì coi như “hỏng”. Còn người Việt uống trà không cần công thức, bỏ qua mọi ràng buộc, mà chú trọng cái cốt tủy của việc uống trà, chứ không bị vướng buộc vào hình thức. Có khách hỏi: "uống trà ở đây phải như thế nào?". Trả lời là "đưa chén trà lên miệng rồi nhấp một ngụm". Thật dễ dàng phải không? Khi pha trà, ở Quán Trà PADME chú trọng đến tinh thần của người pha hơn. Nước và bình tốt là điều kiện cần, nhưng để có một ấm trà ngon thực sự thì tinh thần của người pha mới là quyết định. Người pha cần trú trọng đến từng động tác, và phải nhận thức rõ từng cử chỉ khi pha, kể cả hơi thở. Bày tay người pha trà phải "sạch", đổ trà ra lòng bàn tay và cảm nhận sự tiếp xúc của bàn tay với trà, sau đó trút vào bình từ lòng bàn tay, thay vì dùng muỗng xúc. Làm như vậy người pha mới có thể nâng niu và đặt hết tâm trí của mình vào bình trà. Tay tiếp xúc với trà, mắt theo dõi làn nước sôi rót vào bình trà cho vừa đủ, tai nghe tiếng nước chảy vào bình trà và khi rót ra chén, mũi ngửi hương trà bay ra, ý quán tưởng từ bình trà nở ra một bông hoa sen. Và khi uống, đặt hết tâm trí vào vị giác để cảm nhận hương vị trà... Pha Trà và Uống Trà là cảm nhận và kiểm soát cả thân và tâm, từ nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý. Đấy là lý do tại sao Quán Trà PADME gọi là Thiền Trà.
Trà Như Thoang thoảng thơm ngát chén Trà Như, Chủ Trà đặc đãi Khách đa thư. Nhắm mắt nhìn xa tâm hết loạn, Mở mắt nhìn mình tỏ thực hư.
Một góc của hạnh phúc
Để lại phía sau lưng những ồn ã của đời thường, vượt qua phía bên kia của bức tường kính trong veo, là một thế giới của sự tĩnh lặng, an nhiên và đầy thoát ngộ. Ở Padme, tôi đã gặp lại mình, hình ảnh chú bé của những thuở rong chơi nơi phố núi bình yên, và dòng chảy của những con sông, ngọn suối cứ rào rạt qua những giấc mơ đầy hiền hòa và êm dịu.
Người ta nói, chạm vào Thiền là chạm vào hạnh phúc. Vì hạnh phúc chỉ thực sự tỏa sáng khi những cát bụi của trần tục, những tham – sân – si bị gác lại và giác ngộ hóa thành những chân lý rất đỗi giản đơn. Một ấm trà nhỏ, một chiếc bàn con, một quyển sách và âm nhạc của tĩnh tại, đã vẽ lên một bức tranh hiền từ và trong veo của cuộc sống, mặc cho những giông bão ngoài kia cứ cuồn cuộn xoáy, mặc cho thế thái nhân tình cứ nước chảy hoa trôi. Chỉ cần một phút ở Padme, một sát na thu mình nhỏ gọn như hạt nước ngoan hiền trên cánh hoa sen, những đau khổ của cuộc sống sẽ chỉ còn là ảo ảnh.
Tôi biết Padme qua một người chị, với nụ cười thật tươi, hồn nhiên như những giọt nắng sớm. Chị nói về Thiền, về Trà Đạo, về hoa sen, về những sự chia sẻ thanh bạch, về hy vọng góp được chút gì đó cho cuộc sống bớt ồn ã hơn, bớt náo nhiệt hơn. Để trong cái thế giới hỗn loạn và điêu linh này, thỉnh thoảng chúng ta còn có một góc mà ngồi xuống, nhấp nháp từng ngụm trà, lần giở từng trang sách.
Và An Nhiên mà sống…
Khi mê bùn chỉ là bùnNgộ rồi mới biết, trong bùn có sen…
Khoảnh khắc ấn tượng nhất với tôi, là sự hội ngộ với một hình ảnh quen thuộc. Quen thuộc mà xa lạ, gần gũi mà đổi mới, logo của quán là năng lượng dục xuất phát từ luân xa 1, chuyển qua 7 luân xa và thăng hoa thành năng lượng giác ngộ, cũng giống như hoa sen, không chỉ tự bản thân mình đẹp, mà còn biết cách chuyển hóa cái xấu xí của bùn đất thành cái đẹp, để hiến dâng cho đời những quan niệm về mỹ học phẳng lặng mà yên bình, đơn sơ mà thanh thoát. Padme cũng là một từ trong câu thần chú quen thuộc Om Mani Padme Hum, là một câu chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Tạm dịch câu chân ngôn này là “Ngọc quý trong Hoa Sen”, Ngọc quý tượng trưng cho Bồ Đề Tâm, Hoa sen [Padme] chỉ tâm thức của con người, tức trong tâm thức con người có tâm bồ đề, chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết Bàn vì lợi ích chúng sinh….
Sở dĩ phải giải thích dài dòng như vậy, là vì tôi muốn chúng ta hiểu được rằng, để có được cái tên Padme, hẳn những người sáng lập đã phải dày công suy nghĩ, và gửi gắm rất nhiều thông điệp trong một cái tên vừa quen vừa lạ như vậy. Đối với tôi, Padme là cánh cửa, mở ra một thế giới khác…
Một thế giới bình yên.
Là tầng một, với không khí ấm cúng, gần gũi và dễ chịu, nhưng không quá xô bồ. Vẫn là những thanh âm của Thiền, vẫn là ấm trà con, vẫn những cây cảnh nhỏ bé xung quanh, một chiếc laptop, một buổi chiều mùa đông se se lạnh, cũng đủ để người ta có thể chăm lo cho công việc, mà vẫn cảm thấy dễ chịu như được vuốt ve bằng những cảm giác thật hiền. Như một cái nắm tay, một nụ cười thân thiện…
Là tầng hai, với không gian đậm chất Thiền, những buổi học về Khí công, Thiền và Đạo chủ yếu diễn ra nơi đây. Yên tĩnh với những chiêm nghiệm sâu sắc trong lòng, tư duy của bạn sẽ mở ra hết mình, chào đón hân hoan những cảm giác rất khác với khói bụi ngoài kia, là những rộng lớn của những điều mà ta chưa giác ngộ được, là những nhỏ bé của những gì mà ta đã bỏ qua. Tại chính nơi đây, Padme như một chiếc gương soi, để những ai đi qua, cũng phải dừng lại và nghĩ về mình, về gia đình, về người thân, về những gì mà chúng ta đã trải qua bằng một thái độ khoan dung nhất. Vì sao bạn biết không ? Vì khi đã giác ngộ được chính bản thân mình, người ta sẽ sống vị tha hơn…
Là tầng thượng, với cảm giác lâng lâng và bồng bềnh khi ngồi trên mặt kiếng, ngắm nhìn những chú cá bé nhỏ và hồn nhiên tung tăng trong cuộc sống. Mặc cho sóng gió, mặc cho mưa giông, những sinh linh bé nhỏ ấy và thiên nhiên nơi đây, đá sỏi nơi này vẫn hết mình vì những nghĩa vụ của cuộc sống, vì mỗi ai trong chúng ta, khi sinh ra đều gánh lên mình một trách nhiệm rất cao cả. Cái trách nhiệm ấy, nhẹ bẫng như lông hồng mà rộng lớn như bầu trời, chính là sứ mệnh làm đẹp cho cuộc sống, và sẻ chia những gì bình yên nhất cho mọi người.
Mà hình như, Padme cũng sinh ra vì sứ mệnh ấy ?
Trở lại với đời thường đằng sau lớp kính, bước chân ra cổng, người ta sẽ có cảm giác bị sự an nhiên níu kéo, và khi thực sự đã rời xa, sẽ lại khao khát được một lần bình yên như thế nữa, như thế…Đó cũng là lý do mà tại sao, sinh nhật một người anh, tôi đã dành tặng cho anh một món quà mà tôi cho rằng thật sự có ý nghĩa, dẫn anh đến quán trà Padme, 285/188 Cách Mạng Tháng Tám, và say mê kể cho nhau nghe về những hy vọng, ước mơ và khoảnh khắc đáng nhớ của đời mình.
Tôi sẽ lại đến, lần thứ 2, thứ 3, và mãi mãi sau này cho đến lúc thôi không còn thèm khát sự bình yên nữa. Mà con người thì có bao giờ ngưng thèm khát khái niệm ấy đâu, thế nên, tôi sẽ không bao giờ quên được cái khoảnh khắc đầu tiên rẽ vào một con hẻm, rướn người lên khỏi những dòng người đang tấp nập đi qua, thấy lấp ló một tấm bảng giản dị và một ngôi nhà nhỏ nép mình, chỉ thế thôi mà đã cảm thấy rất dễ chịu. Và nhủ thầm, Padme đây rồi….
anhnguyen1122@gmail.com
........................................Email : andytintin2001@live.comNick yahoo : andy.tintinMy Blog : http://vn.360plus.yahoo.com/andy.tintin
...y cựu tiếu đông phong