-        Thưa cụ, vừa rồi nhân dịp tết Quý Tỵ con đi lễ Phật ở các chùa. Thấy cảnh chen lấn xô bồ, sát sanh, tham dục, mê tín, đấu tranh, lừa lọc . . .v.v. . . Chợ đời diễn ra nơi cửa Phật. Con thấy rất buồn. Xin hỏi cụ, sang năm tới, con có nên đi lễ đầu năm nữa không? Không đi thì con cúng Phật ở nhà thế nào? Nếu đi thì con phải làm sao, để khỏi bị chợ đời gây phiền muộn và thọ hưởng được an lạc phúc đức của Như Lai?

-         Này Cỏ May, đừng bắt sự việc phải xảy ra theo ý chủ quan của mình. Mà nên giữ tịnh rồi tuỳ duyên hiển tướng an lành.

-        Thưa cụ xin cụ chỉ dạy thêm cho?

-        Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật. Lễ Phật ở nhà hay ở chùa, nếu tâm ông thành, thanh tịnh và tràn đầy nhận biết thì phước đức vô lượng.

-        Thưa cụ, lễ Phật ở nhà và ở chùa có gì khác nhau?

-        Có khác nhau chứ

-        Thưa cụ khác chỗ nào?

-        Lễ Phật ở chùa thì đông vui hơn.

-        Thưa cụ, nếu con kết hợp du xuân và lễ Phật ở các chùa hay các điểm di tích có đông người thì nên làm như thế nào?

-        Này Cỏ May, nên luôn giữ nụ cười yên lặng trên môi. Nhìn cảnh chen lấn xô bồ mà không khởi tâm phán xét. Tuỳ hỷ với việc chúng sanh đi lễ Phật đông vui và cầu nguyện ơn trên gia hộ để chánh giáo của Như Lai biểu thị nơi thân tâm của từng người. Khiến mọi người nhường nhịn nhau. Khiến tiếng cười thay thế tiếng cải vã tranh giành đấu tranh và hí sự. Khiến ai ai tới chùa cũng ăn tịnh, nói tịnh, làm tịnh và suy nghĩ tịnh.

-        Nếu thấy cảnh mọi người chen lấn giẩm đạp nhau, con phải làm gì?

-        Đừng tham gia vào đám đông. Hãy giữ tịnh, giữ tâm an lạc đừng để tâm mình thấy vậy sinh bực tức khiến lời nói và hành động mất tịnh mất an lạc. Chờ cho mọi người đi bớt rồi mình mới đi. Nếu quá đông chờ không được thì không cưỡng cầu. Tìm một nơi thanh tịnh trong rừng hay chỗ vắng người, đảnh lễ cúng dường Như Lai với tâm thành thì phước đức cũng chẳng khác gì vào chánh điện hay leo được lên động, lên đỉnh núi. Quan trọng là không khởi tâm chê cười phán xét những người đang chen lấn, cho rằng họ còn tham dục, còn mê tín và bị kích động bởi tâm lý đám đông. Hoặc khởi tâm thương hại đám đông đang chen lấn giành dật xô bồ dẩm đạp nhau vì cho rằng họ thất bại trong cuộc đời khó khăn nên đành bám víu vào thế giới ảo của tôn giáo như một kiểu giải toả stress. Cũng đừng cho rằng cường điệu lễ hội là để che bớt cái khổ trong cuộc sống thực vì suy thoái kinh tế và muôn vàn các kiểu căng thẳng khác gây bức xúc ức chế về tâm lý đám đông. Này Cỏ May, nên xem đây là cơ hội thực tiển để có thể thực hành pháp tu: tuỳ hỷ, tịnh, an lạc và không phán xét.

-        Thưa cụ, trước một số chùa, trong dịp tết, người bán hàng còn giết mỗ thú rừng và gia cầm hay vật nuôi, máu me bê bết trước mặt du khách. Thấy cảnh như vậy, con phải làm thế nào?

-        Ông nên cầu nguyện cho con vật bị sát hại. Cầu nguyện cho người đang giết súc vật hồi tâm chuyển hoá tâm thức. Và đối với mình thì nên ăn chay khi đang du xuân lễ Phật. Quan trọng là không khởi tâm phán xét, cho rằng người đang giết súc vật kia là quá ác, tâm thức còn thấp kém, còn mình chay tịnh tâm thức cao hơn họ. Đơn giản hãy giữ tịnh, đừng đứng lại nhìn mà hãy đi chỗ khác và yên lặng cầu nguyện.

-        Nếu người bán hàng và người cung cấp dịch vụ bắt chẹt đòi thêm tiền, thì con phải làm thế nào?

-        Theo kinh nghiệm, đừng báo với nhân viên giữ gìn trật tự mà thêm bực mình. Hãy đưa thêm tiền cho người ấy để tránh va chạm. Đừng bực mình, vì lễ hội ở nước ta chỗ nào mà chẳng thế, năm nào mà chẳng vậy! Nếu muốn không bị bắt chẹt vòi tiền thì ở nhà đừng đi. Đi thì thế nào cũng xảy ra, bực mình cũng chẳng giải quyết được gì mà làm cho cả cuộc du xuân bị mất vui đi.

-        Nếu thấy cảnh tụng kinh, lên đồng, bói toán hay các nghi thức tâm linh khác thì con nên làm thế nào?

-        Tuỳ hỷ, không phán xét. Đừng chê bai, đừng phẩm bình, cũng đừng khen hay tự mình tham gia. Nên xem mọi sự diễn ra trước mắt mình giống như mọi trò vui khác ở lễ hội. Vì đằng nào cũng chỉ là du lịch tâm linh thôi mà! Bởi vậy lúc nào cũng nên mỉm cười đồng cảm với mọi người, mọi khuynh hướng và mọi thái độ.

-        Nếu bị mất cắp thì con phải làm thế nào?

-        Nên yên lặng giữ tịnh, xem như của đi là để xả xui cho mình. Đừng nghi cho bất kỳ ai lấy vì chẳng được gì lại thêm bị va chạm. Cũng đừng trình báo mất công thêm bực mình. Vì lễ hội ở mình thì nơi nào mà chẳng vậy, năm nào mà chẳng thế! Nếu muốn an toàn thì ở nhà đừng đi, chứ đi mà bực mình thì lúc nào mà chẳng bực. Như vậy vừa mất tiền, vừa nhọc người lại vừa bực bội mất vui, khiến cả năm xui xẻo. . .hề hề. . .

-        Thưa cụ. . . . .

-        Ôi thôi. . .thôi. . , ông đừng nói nữa. Chuyện chợ đời nơi cửa Phật vô vàn cái éo le dở khóc dở cười. Ông hỏi như thế thì biết bao giờ hỏi mới xong. Thôi, theo già, ông cứ đi lễ Phật đầu năm ở các đền chùa miếu mạo mà về nhà an toàn, thế đã là phước đức lắm rồi!

-        Thế sao năm nay cụ không đưa bà con đi lễ đầu năm?

-        Ta tuy vẫn còn khoẻ nhưng dù gì cũng đã già rồi. Nên ta tự thấy không đủ thể lực cần thiết cho cuộc chơi đòi hỏi nhiều sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của thần kinh như vậy. Nên ta đành lễ Phật ở nhà cho yên thân. . . hề hề. . . .

>>>>>>>>>

Một số hình ảnh chợ đời nơi cửa Phật (Hình sưu tầm):

Chợ đời nơi cửa Phật. Chen lấn, dẩm đạp, giành dật nhau / Lễ hội xuân Quý Tỵ 2013/ (Hình sưu tầm)

  

Bán thịt thú rừng trước cổng chùa. Phơi bày cảnh giết chóc dã man trước mắt khách hành hương /Lễ hội Tết Quý Tỵ/2013/ (Hình sưu tầm)

 

Ai mua xuân tôi bán xuân cho / Tranh Ba Gàn /Xuân Quý Tỵ/2013

 >>>>>>

Xuân an lạc / Xuân Mai /2013:

Click here to play this video

>>>>>>>>

Xuân du phương thảo địa ( Mùa xuân rong chơi miền cỏ thơm) / Nha Trang Xuân Quý Tỵ 2013:

 Mùa xuân cùng nhau rong chơi miền cỏ thơm. Leo núi là khoái nhất. Không khí sạch và mát. Cảnh đẹp. Yên lặng. Hợp nhất với muông thú, rừng cây, con suối, cái thác và thần linh. Tạm xa nơi phồn hoa đô hội. Nhất là tránh xa cái đám đông ồn ào chen lấn nơi đình chùa miếu mạo để xin lộc xin tài, cầu danh cầu lợi. Cùng mấy người bạn thân tình, leo núi rèn luyện gân cơ. Cười thống khoái rửa sach bụi trần. Ăn bửa cơm chay. Tắm mát nơi suối Tiên. Nghe mưa đổ ào ào trên lá. Nghe gió hú trên vách đá mồ côi. Ngửi múi lá mục trộn lẩn với mùi trầm hương thoang thoảng đêm khuya. Lẩn trong mây vờn đầu non, tập Thái Cực Quyền trong rừng già vắng lặng. Kể chuyện tiếu lâm cùng nhau cười thống khoái. Ngồi thiền yên lặng trong mưa xuân lất phất. Để cho sự đời tan biến trong cái vắng lặng cô liêu.

Ha ha. . .ha. . . Cười một tiếng cho đá núi chuyển mình. Hít một hơi thật dài, cho xuân khí rừng thiêng làm "con người thật" chợt hồi sinh.

Bước một bước tự do, mọi trò chơi nhân thế hiện nguyên hình. Ngồi kiểu ngồi tự do, tâm trí liền nghỉ ngơi, con tim yêu thương bắt đầu ca hát.

Ngẫu nhiên đưa một cánh tay ra không theo lề luật, mây gió tự nhiên gom về đầy non, đá núi nở hoa thần.

Xấp quyển kinh lại. Gác dùi mõ kề bên. Tháo chân ra khỏi thế kiết già. Gật đầu mỉn cười chào Di Lặc. Rồi cùng con chó nhỏ rong chơi miền cỏ thơm. . . .

Ha ha. . .ha. . .Trên trời có con cò bay theo ta. Bên rừng có con suối chảy theo ta. Còn trong ba lô ta có hương thầm mùa xuân đang nằm khểnh, hát nho nhỏ, theo từng bước chân tự do nơi trần thế. 

 

 

Cứ mỗi khi mưa xuân lất phất bay, mây xám đầy trời và hoa xoài nở trong gió lạnh. Chúng tôi lại cùng nhau leo dốc Đá lên chơi chùa Núi / Xuân Quý Tỵ 2013

 

 

 Đường đi ngập đầy lá rụng. Không khí ấm ướt và tiếng cười trong vắt lẩn quất trong rừng cây mờ mịt mưa xuân.

 

 

Dưới xa kia, trên tấm thám xanh mờ hơi sương. Con sông Cái đang uốn mình, như con rắn lớn, từ Trường Sơn hùng vĩ, vươn mình ra đại dương bao la.

 

 

 -  Bác ơi, lên chùa Núi đi đường nào ?

-  Chú đi hay ai đi?

- Ai đi thì có gì khác đâu ?

- Mỗi người có chùa Núi của riêng mình. Dù có tới chung một chỗ, nhưng chùa thì mỗi người mỗi khác. . .hề hề. . . .

- Thế cái "chùa Núi như thị" thì ở đâu ? 

- Ở ngay đây, tại giây phút này đây     

 

 

Gió thổi ào ào, mưa bụi giăng đầy trời, cỏ non xanh mướt long lanh, hoa rừng nở ven đường đi và hương thơm thanh khiết của rừng xuân vương đầy tóc tai quần áo khách du xuân. 

 

 Giữa cái chợ đời nơi cửa Phật, ồn ào, chen lấn, dẫm đạp, giành giật nhau.  Một chút bình yên nơi núi rừng thanh vắng với nụ cười thân ái, như phương dược thần diệu làm ấm lại tình người.

 

 Sông núi thế Rồng bay

Thánh phàm bày diệu dụng

 

 

  Ngôi nhà ngọc của chú nhện núi

 

Đấy !

 

  

 Rừng mùa xuân, nồng nàn lá đỏ / Hòn Chùa tết Quý Tỵ 2013

 

  

Năm Quý Tỵ hoá thân của rắn  

 

 Tháp Hạo Nhiên / tại rẫy chuối Hòn Chùa /Năm Quý Tỵ 2013

-  Thưa cụ, làm sao biết có Phật ?

- Nếu không có, làm sao ông biết mà hỏi. . . hề hề. . .

 

Giữa 2 miền sáng tối (Leo lên đỉnh Hòn Chùa / Tết Quý Tỵ 2013)

Bất nhị là không hai. Không lệ thuộc vào 2 cực của tâm trí nhị nguyên. Nhưng cũng không phải là 'cái Một", vì vạn pháp là "vô ngã". 

 

 

 Ta đi

rừng núi cùng đi

Ta ngồi

rừng núi cười khì ngồi theo

Ta cheo leo

rừng thích leo trèo

Ta tự tại

núi rong chơi vô ngại

 

 

Phật thương

Nhưng chó gầm gừ

Tâm hương cúng Phật

Vất xương cho gừ

Như Như tuỳ dụng hoà viên

Thiên đàng hạ giới rong chơi bốn mùa

>>>>>>

(Hình TĐ tặng diễn đàn)

Du xuân chùa Suối Ngỗ / Xuân Quý Tỵ 2013:

Bước một bước tự do, mọi trò chơi nhân thế hiện nguyên hình. Ngồi kiểu ngồi tự do, tâm trí liền nghỉ ngơi, con tim yêu thương bắt đầu ca hát.

 

Ăn bửa cơm chay. Tắm mát nơi suối Tiên. Nghe mưa đổ ào ào trên lá. Nghe gió hú trên vách đá mồ côi. Ngửi múi lá mục trộn lẩn với mùi trầm hương thoang thoảng đêm khuya. Lẩn trong mây vờn đầu non, tập Thái Cực Quyền trong rừng già vắng lặng. Kể chuyện tiếu lâm cùng nhau cười thống khoái. Ngồi thiền yên lặng trong mưa xuân lất phất. Để cho sự đời tan biến trong cái vắng lặng cô liêu.

 

Xấp quyển kinh lại. Gác dùi mõ kề bên. Tháo chân ra khỏi thế kiết già. Gật đầu mỉn cười chào Di Lặc. Rồi thảnh thơi rong chơi miền cỏ thơm. . . .

Ha ha. . .ha. . .Trên trời có con cò bay theo ta. Bên rừng có con suối chảy theo ta. Còn trong ba lô ta có hương thầm mùa xuân đang nằm khểnh, hát nho nhỏ, theo từng bước chân tự do nơi trần thế. 

 

Ngẫu nhiên đưa một cánh tay ra không theo lề luật, mây gió tự nhiên gom về đầy non, đá núi nở hoa thần.

>>>>>>

Chân dung trà sĩ:

Uống trà ngoài việc thưởng thức hương vị, tạo sự đồng cảm với mọi người, là một nghệ thuật đầy thú vị. Nếu uống đúng cách, nó còn có tác dụng tạo sự tỉnh trí chống hôn trầm và ngủ gật khi hành thiền. Cho nên trong thiền môn, từ "trà" là ẩn dụ của sự nhận biết tỉnh giác và thú vị của việc uống trà đồng nghĩa với an lạc thiền trong trạng thái tràn đầy nhận biết tỉnh giác, không lạc vào vô thức bản năng hay nô lệ cho tâm lý đám đông.

Ở Vườn Thiền thường truyền tụng câu nói vui của Cụ Già Xóm Núi: "Trà tỉnh giác không cho không bán. Ly của mình uống chán thì thôi". Hàm ý mọi người đến đây học thiền hay giao lưu với nhau. Vườn Thiền bao giờ cũng chiêu đãi"trà" nghĩa là đem an lạc thiền ra mời khách. Thế nhưng, khách thường lệ thuộc tâm trí, có sở tri kiến của mình, nên thường dụng tâm phán xét. Nếu phù hợp với cái biết riêng của mình thì cho là đúng. Còn không phù hợp với cái biết riêng của mình thì cho là sai và như vậy phạm trù tâm trí sẽ giới hạn an lạc thiền trong hàng rào sở tri kiến của người ấy. Biểu thị cho việc nầy là hình tượng: "ly của mình uống chán thì thôi" và khi rời Vườn Thiền ra về. Khách nên mang ly của mình về theo. Vì ai đến đây cũng đều có ly riêng của mình cả. Không cần theo khuôn mẫu hay dùng ly của người khác làm gì.

Này Cỏ May, chúng sanh bao giờ cũng nhìn sự vật như thị qua lăng kính phóng chiếu của khuôn mẫu tâm trí mình, nên chìm đắm trong huyễn áo (maya). Thế rồi do chấp Ngã nên bao giờ cũng cho pháp tu của mình là chánh còn pháp tu kẻ khác là tà, tôn giáo mình là chánh, tôn giáo khác là ngoại đạo hay tà đạo.Do vậy chúng biến con đường giải thoát của tâm linh thành con đường của đấu tranh và ma sự.

Thế cho nên Vườn Thiền chỉ mời bạn trà tỉnh giác. Chứ không chuẩn bị ly để uống, vì đằng nào bạn cũng mang ly của mình theo. Và theo kinh nghiệm, mọi người ai cũng sẽ dùng ly của mình để uống chứ không chịu dùng ly của người khác.

Nhưng bạn an tâm, ly nào cũng được vì bên trong nó là đều là "trà tỉnh giác" của Như Lai. Do vậy, dù ly khác nhau, nhưng hương vị an lạc thiền của trà là không khác. 

 

>>>>>>>

Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/2013: 

 

 Này Cỏ May, kinh Dược Sư đã dạy : "Như người kia nằm chiêm bao thấy mình bị bệnh. Được thầy thuốc cho uống thuốc lành bệnh. Giật mình tỉnh dậy, thấy bệnh  còn không có huống chi thầy thuốc"

 

Này Cỏ May, chúng sanh chỉ có một loại bệnh. Đó là vô minh. Còn tất cả cái mà mọi người gọi là bệnh, thực ra chỉ là biến tướng của loại bệnh duy nhất này mà thôi. Này Cỏ May, thuốc trị bệnh cổ đức đã dạy, chỉ có duy nhất một loại đó là giải thoát. và người lành bệnh hay không bị bệnh chính là người "Tự do thật sự" (moska).

 

  

  

Ha ha. . .ha. . . Cười một tiếng cho đá núi chuyển mình. Hít một hơi thật dài, cho xuân khí vườn thiền làm "con người thật" chợt hồi sinh.