Hơi thở trong tập luyện thường phải thích hợp với động tác, để điều hoà được nhịp tim nhằm bảo đảm trường lực. Dưỡng Sinh có nhiều cách tập nhằm phù hợp với thể lực, bệnh lý và tâm lý riêng của từng người.
- Đối với động công khi tập Thất Tinh Quyền hoặc các môn luyện xác có vận kình hơi thở sẽ phát ra các âm thanh đặc biệt gọi là “lục âm liệu pháp”, theo kinh nghiệm cổ truyền kỹ thuật thở như vậy sẽ làm gia tăng sức mạnh, tăng cường khí lực, có công năng trị bệnh hoặc phát kình lực.
- Trong tịnh công vì ngồi yên lặng không chuyển động nên hơi thở phải nhỏ nhẹ chậm dài và sâu. Khi độ tịnh ngày càng cao, hơi thở cũng vì vậy mà vi tế theo. Từ hơi thở nhỏ, nhẹ,chậm, dài, sâu sẽ biến thành qui tức là thở như rùa và cuối cùng là “vong tức”. Vong tức không phải là hết thở hoặc nín thở mà chỉ là “vô ngã”. Nghĩa là có hành động thở mà không có người thở.
Đấy là kinh nghiệm riêng của tôi. Bạn nào có ý kiến gì khác xin tham gia.