Con xin hỏi Thẩy (TT)

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Con xin hỏi Thẩy (TT)

  • Hỏi:

    (Mỗi khi tu tập hay chính trong cuộc sống mình ngộ ra điều gì đó hoặc mình học được một "lý" nào đó và mình bắt đầu tâm nguyện với những điều đó. Đặc biệt mình chia sẻ những thứ đó cho người khác(khi đứng lớp hướng dẫn hoặc lúc trao đổi với mọi người). Thì lập tức trong cuộc sống những "sự" tương ứng sẽ diễn ra ngay với mình.)

    Đáp:

    Đối tượng thiền quán phải từ thực tiển sinh động. Qua hành thiền, tình huống nhìn nhận không qua tâm trí nhị nguyên mà qua tâm thức đã thăng hoa tiến hoá của hành giả gọi là Ngũ Trí Như Lai. Đây là trạng thái ngoài tâm trí, không phải ý thức hữu lậu, không phải vô thức bản năng mà là siêu thức. Trạng thái siêu thức này có 5 đặc tính: Diệu Quán Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Thành Sở tác Trí, Đại Viên Cảnh Trí và Thể Nhập Tánh. Tình huống do vậy thấy được đa chiều hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Cho nên hành giả tự nhiên thấy, khi mình thông một “lý” nào, thì tự nhiên “sự tương ứng” cũng xuất hiện liền theo như là một thử thách để người tu áp dụng điều mình chứng ngộ để vượt qua. Cách hành giả sử lý tình huống cũng như kết quả của việc thích ứng tình huống này là thước đo về sự chứng ngộ “lý thiền” của hành giả.

    >>>>>> 

    Hỏi:

    (Nếu mình không áp dụng những tính thiền đó để vượt qua được thì đúng là "nhận biết suông" và toàn bộ những ai mà mình chia sẻ những điều đó cũng chẳng chuyển biến được điều gì từ sức khoẻ đến tâm lí. Nhưng điều kì lạ là nếu mình đã ngộ và dùng nó vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống thì những người mà ta chia sẻ cũng sẽ chuyển biến ngay. Tất nhiên những người đón nhận ấy cũng phải sẵn sàng đón nhận.)

    Đáp:

    Nếu quả thật những điều mình chứng ngộ về “lý” khi thiền quán là đúng đắn, thì khi áp dụng để thích ứng những “sự tương ứng” phải hiệu quả. Do vậy mà những người mình hướng dẫn cũng có hiệu quả khi áp dụng vào cuộc sống.

    Còn nếu những “Lý” mình tưởng là đã “chứng ngộ”sau khi thiền quán. Nhưng khi áp dụng vào thực tiển tương ứng là “sự” thì lại không hiệu quả. Thì những điều mình biết đã không chuẩn xác hay không đầy đủ. Do vậy mà những người mình hướng dẫn cũng không hiệu quả.

    Cho nên, chỉ khi nào “lý” và “sự” viên dung. Áp dụng vào thực tiển tương ứng trong cuộc sống có hiệu quả. Thì nhiên hậu mới nên hướng dẫn cho người khác.

    >>>>>>>>> 

    Hỏi:

    (Và khi ta chưa vượt qua nó bằng chính mình thì nó lại đến ghé thăm mình nhiều lần khác nữa. Có thể dưới các hình tướng khác mà thôi. Nhưng khi ta đã vượt qua nó thì nó chẳng bao giờ tới nữa và nếu có đến thì nó cũng bị biến đổi sang trạng thái an lạc rồi. Vậy những điều đó là trùng hợp hay không phải ngẫu nhiên. Nó có phải là "Mật"không  thưa Thầy?)

    Đáp:

    Tình huống như là một trở ngại trên đường thăng hoa chuyển hoá tâm thức về hướng giác ngộ. Nếu chưa vượt qua được thì trở ngại vẫn còn đấy. Nên ta gặp đi gặp lại là điều đương nhiên. Còn khi “lý” và “Sự” đã viên thông. Áp dụng vào thực tiển sinh động có hiệu quả. Tình huống không còn là “vấn đề” của hành giả nữa, chứ không phải là không gặp.

    Hềhề. . . .Tất cả cái gì ngươi đang nhìn, sờ, nắn, nghe đều gọi là MẬT.

    >>>>>> 

    Hỏi:

    (Dạ, tâm thức con là Thầy, tâm thức con là vũ trụ, Thầy là sự hiện hữu, là tính tồn tại và tất cả là "bất nhị"!

    Không có ai là thầy, chẳng có ai là trò. Nhưng sự rung động của con tim thì có "Đấy", cái gì thấy được "cái đấy" là con.)

    Đáp:

    Hề hề. . . .Con chó và Thượng Đế khác nhau chỗ nào?

    >>>>>>>> 

    Hỏi:

    (Mỗi lần gửi mail gọi là hỏi Thầy nhưng thực tế đó là những lời tâm tình của con muốn trao tới thầy. Nó nẩy sinh những lúc con tập thiền, những lúc con hành lễ. Những lúc đó con quan sát thấy rõ mình đang tâm tình với chính mình và có nhưng điều như cầu nguỵên tới Thầy và ơn trên. Thực tình những lúc hành công hay đảnh lễ ơn trên. (Gọi là ơn trên nhưng ngoài những hình tướng do con người tạo ra, con chỉ biết đích xác là Thầy. Do đó gần như con hướng lời cầu nguyện tới Thầy là chủ yếu vì cái con biết con mới rung động được). Con chỉ gieo nguyện và quan sát chứ các câu chú con thường quên, mà đúng hơn là không sử dụng. Nhưng những lời nguyện khác lại tự đến, hướng tâm con vào đấy nó làm con hứng thú và rung động hơn. Nhiều khi con đi lễ để xin một việc gì đó (cũng chỉ nhằm đáp ứng ham muốn thôi), nhưng khi mình tan biến vào việc lễ lậy thì con quên biết mất và chẳng bận tâm gì mấy việc cầu xin đó mà lại hướng mình đến những lời cầu nguyện khác và cảm giác an lành buông xuống làm mất đi những ham muốn đó...Nhưng do tâm trí con chưa được tôi luyện nên khi con sử dụng nó để viết ra thì hoàn toàn chẳng còn hương vị đấy.

    Bài viết về giấc mơ con gửi Thầy, sau khi gửi con chợt nhận ra rằng:Trong khi mơ chúng ta có thể gặp nhiều giấc mơ không đẹp, có thể là ác mộng nữa và khi đó con người ta trong mơ cũng chịu cảnh khổ ải như thật, nhiều lúc còn hoảng loạn. Nhưng khi ta tỉnh giác trong mơ thì dù mọi điều đó có diễn ra ta vẫn an lạc và thêm trải nghiệm mà thôi không lo sợ, không buồn phiền.Vậy nếu trong cuộc sống thực, ta cũng luôn là người nhận biết thì an lạc cũng sẽ luôn bên ta.

    Thầy là người đã đạt tới "cái đấy" gọi là đạt chứ thực tình nó luôn là vậy rồi nhưng con dùng từ "đạt" là để ngụ ý rằng chúng con cũng có khả năng là "nó".

    Hum!)

    Đáp:

    Khi bạn tỏ tình với người yêu của mình. Bạn rung động rồi tự nói ra, hay là nhờ một nhà văn nổi tiếng viết sẳn cho mình một bài tán gái. Rồi khi gặp cô ta, bạn rút tờ giấy ấy ra mà đọc. Chắc hẳn cô ta sẽ phì cười và cho bạn là lố bịch, ngu xuẩn thậm chỉ là xem thường mình. Và kết quả thế nào chắc bạn quá biết!

    Cũng vậy, Thượng Đế là “ Người yêu tối thượng” của người thật tu. Cho nên khi cầu nguyện với ngài thì không nên dùng những lời thiên hạ viết sẳn, mà hãy để con tim chân thành rung động của mình tự nó  tâm tình với ngài, ngẫu hứng, chí thành không màu mè giả tạo.

    >>>>>>

    Ngã ba trần thế 

  • ...đời chỉ đẹp ...khi thực sự chiến đấu vì nó...

    ...và yêu thương thực sự...mới đem đến...tự do...

  • Hay,hay quá.Đi giữa đời thường vẫn tu thành đạo!

    Vẫn là "Đời" vẫn là "Đạo" nhưng không phải dùng "đạo" tạo "đời" mà là "VÀO ĐỜI TA KHƠI ĐẠO".

    Chúng con cảm ơn Thầy!

    Những câu nói đời thường nhưng thấm nhuần đạo lí.

    Hề hề. . . .Con chó và Thượng Đế khác nhau chỗ nào?

    Tâm trí.

    Hãy là chính mình! "Con người thật" để có cuộc sống thật.

  • NAM MO GURU DEVA DAKINI  HUM !