Được sự cho phép của UBND Quận Phú Nhuận /TP.HCM. Được sự giúp đỡ của Hội Đông Y Quận Phú Nhuận, Trung Tâm Văn Hóa Thể Dục Thể Thao Quận, Nhà Thi Đấu Rạch Miễu và Câu Lạc Bộ KCDS của Quận. Tối nay lúc 20 giờ ngày 16/8/2010, tại Nhà Thi Đấu Rạch Miễu TP.HCM lớp KCDS từ thiện đã được khai mạc.

May quá, Sài Gòn độ này trời đã bắt đầu vào mùa mưa. Nhưng bà con được tập trong Nhà Thi Đấu thì an tâm rồi. Tuy trời mưa, nhưng ngay hôm đầu tiên, chỉ truyền miệng nhau, thế mà bà con đã đến tham gia dự tập rất đông. Nhà Thi đấu Rạch Miễu rất hiện đại, to là thế mà bà con ngồi chật cả hội trường. Dự kiến ước chừng phải trên 500 người. Tuy đông nhưng do Ban Tổ Chức đã có nhiều kinh nghiệm và bà con rất tự giác nên lớp học rất trật tự. Sau buổi khai mạc ngắn gọn, Thầy bắt đầu thuyết trình về phương pháp trên màn hình và bắt đầu phát công ngay.

Hôm đầu tiên số lượng người đắc khí ước chừng đã trên 70%. Lớp học tuy đông và số lượng đắc khi nhiều, nhưng vẫn giữ được tính Thiền. Lúc nào cũng trang nghiêm, thanh tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết.

Cuối buổi tập lúc ra về, bà con ai nấy đều phấn khởi. Bàn tán xôn xao về tác dụng kỳ diệu và lạ lùng của Khí. Tuy là hôm đầu tiên nhưng nhiều người đã tự chuyển động được bằng nội lực, thấy ánh sáng, ngửi được hương thơm, toàn thân như có muôn ngàn mũi kim châm nhẹ vào da thịt, hơi thở thông suốt, nhịp tim êm dịu, giải tỏa stress qua giấc ngủ Khí Công, thấy cơ thể cực kỳ sảng khoái. .. . . . Chắc tối mai lớp sẽ lại đông hơn. . . .

Nhìn lớp KCDS này cũng như rất nhiều lớp KCDS khác, trên 20 năm qua đã triển khai trên khắp mọi miền đất nước. Bao giờ bà con mình cũng tham gia tập rất đông vì phương pháp đã đem lại hiệu quả về sức khỏe và việc tự điều trị bệnh. Hình thành nên một phong cách sống có Thiền vị: sống vui, sống khỏe, sống có ích, thanh tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Hình thành nên một thói quen sống tuân thủ luật pháp, hòa hợp, đồng cảm, đùm bọc và thương yêu nhau. Nên tôi nghĩ chắc rồi đây, dần dần pháp môn KCDS nhất định sẽ trở thành một môn thể dục thể thao quần chúng rất phổ biến và mang đậm bản sắc của dân tộc. Và tập KCDS hàng ngày sẽ trở thành thói quen Dưỡng Sinh tốt cho mọi người Việt Nam ở mọi lứa tuổi.

Mời các bạn xem một số hình ảnh ngày tập đầu tiên của Lớp KCDS từ thiện tại Nhà Thi Đấu Rạch Miễu TP.Hồ Chí Minh /16/8/2010:

. . . . . . .


Hôm đầu tiên bà con tham gia tập rất đông





Thầy phát công buổi đầu tiên




. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/ Khai mạc lớp KCDS từ thiện ở TP.Hồ Chí Minh /16/8/2010





Tiếp tục...

1. Trước giờ khai mạc


2. Thầy và ban chủ nhiệm CLB KCDS quận Phú Nhuận


3. Người dẫn chương trình giới thiệu thành phần tham dự lễ khai mạc




4. Lương y Phạm Văn Cận, Chủ tịch hội Đông y quận Phú Nhuận, Chủ Nhiệm CLB KC đọc diễn văn khai mạc lớp học.




5. Chủ tịch Hội Đông y quận Phú Nhuận thay mặt chính quyền địa phương và các học viên của CLB tặng hoa cho thầy.




6. Thầy giới thiệu và tóm tắt về phương pháp tập luyện



7. Bắt đầu... tịnh và an lạc...



8. "Bế chặt các giác quan"...Big Smile



9....và đắc khí...



. . . . .

Mời các bạn xen phim:


2/ Buổi tập đầu tiên Lớp KCDS TP.Hồ Chí Minh /16/8/2010 (nhấn đây để vào xem trong thư viện)



>>>>>>>>

Lớp KCDS TP. HCM / Buổi thứ 2/Ngày 17/8/2010

Hôm nay lớp đông hơn hôm qua. Bà con đến thêm khoảng trên 100 người.
Lớp học đắc khí nhiều hơn hôm qua. Bài tập Điều Khí Trị Bệnh bà con thực hành hiệu quả hơn hôm đầu tiên.
Đặc biệt bài tập Ngủ Khí Công để an thần và ổn định các rối loạn chức năng, tỏ ra rất hiệu nghiệm. Đại bộ phận bà con đều thực hành được và thấy có hiệu quả. Sau khi tập xong, người thấy rất khoan khoái về nhà giấc ngủ sâu hơn binh thường.
 

(nhấn đây để vào xem trong thư viện)

Mời các bạn xem hình ảnh của ngày tập thứ 2

1. Số lượng học viên trong ngày tập thứ 2 tiếp tục tăng lên, nhưng nhờ công tác tổ chức tốt và các học viên có ý thức tự giác cao nên lớp tập rất trật tự và an toàn

a. Học viên đông hơn



b. Theo đề nghị của Thầy, 3 hàng đầu tiên gần thầy được dành ưu tiên cho các học viên có bệnh nan y, cấp tính như: Ung thư, huyết áp, tim mạch có tổn thương thực thể, tâm thần.v.v.



c. Trực ban y tế



d. Trực ban an ninh



d. Chư huynh giám thiền tích cực giúp đỡ bệnh nhân bệnh nặng




2. Trong ngày tập thứ 2, cường độ khí công tiếp tục được tăng cường, các học viên điều khí trị bệnh một cách tích cực hơn

a. Một học viên điều trị đau khớp gối
.

b. Một võ sư Kickboxing người Ý say sưa vận công



c. Một em bé bị liệt không rõ nguyên nhân gây bệnh, đắc khí ngủ


3. Trong buổi tập thứ 2 liệu pháp ngủ khí công phát huy hiệu quả mạnh mẽ

a. Thầy phát công gây ngủ chỉ định


b. ngủ...
 

c....ngủ....


d...và ngủ...Stick out tongue



Nguyện cầu cô tiên sẽ đến trong giấc ngủ của em...



Chư huynh giám thiền hỏi han chăm sóc các bệnh nhân



>>>>>>>>>>

Lớp KCDS Phú Nhuận/TP.HCM / Ngày 18/8/2010

Hề hề. .  .Bà con phải để ý mấy điều sau:

-          Thưa bà con, trước khi "điều khí trị bệnh" bà con phải để ý mấy điều sau:
  1. Phải nhận biết tỉnh giác làm chủ Khí trước. Nghĩa là bà con phải Nhận biết chuyển động bằng Khí của mình. Điều chỉnh để nó luôn, Thật chậm, thật nhẹ, không trọng lượng, điều hòa. Nhiên hậu mới dùng Khí trị bệnh.
  2. Bà con nhớ là nếu chuyển động còn co giật, rối loạn, quá mạnh và quá nhanh thì phải điều chỉnh trước rồi mới được dùng trị bệnh sau.

 

-          Khi dùng Khí trị bệnh, thì ban đầu dùng Tịnh Công sau đó dùng Động Công. Nghĩa là:

  1. Đầu tiên ngồi im không chuyển động. Đặt ý tại chỗ mình đang bị bệnh. Quán tưởng năng lượng toàn thân tập trung về chỗ ấy. Gọi là Tịnh Công. Chỗ bị bệnh sẽ tê, nóng, nặng, ngứa, ấm và da thịt chỗ ấy sẽ rung động nhẹ. Làm như vậy độ 10 phút.
  2. Nếu có nhiều bệnh một lần thì đầu tiên khi đắc khi quán tưởng tất cả các chỗ ấy. Vùng bị bệnh nặng nhất sẽ tự hút hai bàn tay ta vỗ vào. Đấy là nơi ta điều khí đến. Khi nơi ấy đã quân bình âm dương, hai bàn tay ta tự nhiên sẽ di chuyển sang vùng bị bệnh nhẹ hơn.
  3. Giai đoạn Động Công thì đặt ý tại chỗ bị bệnh niệm thầm "Xin tự trị lành bệnh của mình". năng lượng sẽ điều khiển hai bàn tay ta làm các thao tác trị bệnh. Nhớ điều chỉnh để động tác luôn chậm, nhẹ, điều hòa có thiền vị. Làm như vậy độ 10 phút.

 

-          Nếu bà con có biểu hiện giải tỏa stress. Nghĩa là tự nhiên muốn khóc, muốn cười. . .v.v. . . . .Thì bà con không sợ. Giải tỏa stress sẽ làm bà con an thần, giảm căng thẳng não, ổn định các rối loạn chức năng. Tuy nhiên bà con phải biết cách nếu không sẽ gây ra stress mới. Cách làm như sau:

  1. Tuyệt đối không được đè nén các cảm xúc ấy. cũng không để bị chúng lôi đi. Mà "Nhận biết rõ ràng tôi đang có các cảm xúc ấy".
  2. Xong rồi. Thở ra thì quán tưởng mọi điều phiền muộn đau khổ theo hơi thở ra thải sạch ra ngoài. Hít vào quán tưởng niềm vui và sự yên lặng theo hơi thở vào người tràn ngập cả tâm hồn mình, khiến nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.
  3. Làm như vậy cho đến khi mọi cảm thọ đều biến thành an lạc thì mới thôi.

 

-          Còn khi tập Dịch Cân Kinh thì bà con phải để ý mấy điểm sau:

  1. Chuyển động toàn thân chứ không chuyển động cục bộ từng bộ phận cơ thể. Muốn vậy phải "Nhận biết toàn thân mà không đặt ý ở đâu cả"
  2. Chuyển động trong trạng thái thư giãn (Khinh an) và an lạc.
  3. Chuyển động phải "Khinh an". Khinh là thật nhẹ, An là ổn định không mất chân tấn, không mất cân bằng.
  4. Tâm lý người tập phải "An lạc". Lạc là vui nhè nhẹ, hơi mỉm cười trong yên lặng. An là tâm định không kích động.
  5. Kết hợp động tác "Khinh An" hơi thở "Điều hòa" và tâm lý "Định, vui"

Ba Gàn / ghi lại trên lớp tập ở nhà Thi Đấu Rạch Miễu /18/8/2010



(nhấn đây để vào xem trong thư viện)
Ảnh trong buổi tập ngày thứ 3.

1. Chư Huynh giám thiền tận tình hướng dẫn cho những học viên mới vào học



2. Khán giả tập "ké" cũng đắc khí



Trong buổi tập hôm nay, nhiều người cao tuổi bắt đầu xuất hiện các tư thế Yoga để tập tăng cường thể lực và độ dẻo dai của cơ thể



Thực hành tư thế xà quyền



Hôm nay, Thầy bắt đầu phát công cho các học viên đứng dậy để thực hành bài tập Dịch Cân Kinh



Một cụ bà đang thi triển Dịch Cân Kinh



Trong phần bài tập ngủ khí công cũng xuất hiện nhiều tư thế ngủ với những phong cách hết sức phong phú:

1. "Tranh thủ!"



2. Kỹ lưỡng!



3. Khó khăn!


4. ..Và...Duyên dáng.. Stick out tongue


Big Smile

 >>>>>>>>

Uống Trà ngày mưa

-          Gàn ơi, trà cũ rồi thay ấm mới đi. . . .

-          Có ngay. . . .có ngay. . . .

Trời mưa lâm râm, hoàng lan rũ ngọn, cỏ non ẩm ướt. Gió từ sông Sài Gòn thổi vào lồng lộng. Mấy con chim sẻ nép mình vào bờ tường tránh mưa. Ông già dịch vào trong để chúng tiến vào và vứt cho chúng cái bánh qui. . . .Chúng ríu ra ríu rít, một già một trẻ cười khà khà. . . .còn ngoài trời thì mưa và gió đang múa hát. . . .

-          Này Ba Gàn. Rốt ráo, hết thảy các pháp là không, vô sinh và siêu việt nhân quả. Vì chưa gặp cái tâm Vô, đang ôm cái tâm hữu tâm, nên mới phương tiện nói về sinh tử,  nên mới quyền nói về đắc khí và dùng khí trị bệnh.

Hề hề. .  .giác ngộ đối đãi với tham dục và niết bàn đối đãi với sinh tử. Tất cả danh tự ấy đều là pháp nhân duyên. Khi ngồi nơi tâm Vô, thì không còn tham dục hay giác ngộ, sinh tử hay niết bàn, huống hồ là đắc khí và trị bệnh bằng khí. . .hề hề. .

-          Vậy sao thực tế vẫn có hiện tượng đắc khí và động tác trị bệnh bằng Khí và có người lành bệnh?

-          Này chú Ba, tâm Vô tạo tác ngang qua tâm thức của ta, khiến cho nó thấu hiểu chân tính của thực tại; nó có cái tự nhiên biết và là chủ của 3 thân, nên có công năng tự tại. Nhìn mây bay trên trời hãy cảm nhận cái đẹp chứ đừng nắm bắt hình dáng của mây. Nghiên cứu và thực hành KCDS thì cũng vậy.

Đắc khí là tự Không mà thành Có rồi tự Có thoạt biến thành Không. Động tác khi tập KCDS là có hành động làm mà không có người làm, không có chủ thể của hành động làm này. Không uống thuốc, không châm cứu mà vẫn lành bệnh, là để chứng tỏ Con Người Thật không hề ốm đau sinh tử. . . .

Này chú Ba, ngắm trăng dưới nước hãy cảm nhận cái đẹp để uống Trà ngon hơn, ngồi với bạn tâm giao thú vị hơn, chứ đừng cố vớt mặt trăng dưới nước. Nghiên cứu và thực hành KCDS thì cũng vậy.

-          Vậy, phải tự tu tập như thế nào với tâm tương đối của chúng ta ?

-          Chỉ cần chứng ngộ tâm Vô trong tất cả các pháp, trong tất cả các hành vi. Thế thì Thành Bại, Có Không, Vinh Nhục, Đúng Sai sẽ như hương trà thơm ngát giữa ngày đông. . . .hề hề. . . .

-          Thế sao cụ vẫn hàng ngày giảng dạy và thị phạm KCDS ?

-          Hề hề. .  .ta đang vẽ trăng dưới nước và hốt mây trên trời để làm vui đấy mà. . . .



Lớp KCDS Phú Nhuận TP. HCM /19/8/2010 (nhấn đây để vào xem trong thư viện)



>>>>>

Bể cá cảnh này từ đâu mà ra ?

Bãi cỏ ven sông ngập nước. Xà lan chở cát trên sông Sài Gòn kéo còi dài lê thê. Lục bình dập dềnh buông xuôi trên dòng sông lấp lánh ánh ban mai. Bìm bịp kêu trong đám dừa nước ven sông.

Ông Mập đang ngồi chơi với con Mực. Một con chuồn chuồn ớt đỏ như máu đang chập chờn định đậu vào mũi con chó đang ngủ. Con chó khó chịu đưa chân quạt lia quạt lịa. Ông Mập cười yên lặng, đưa một ngón tay ra. Con chuồn chuồn liền đậu trên đầu ngón tay ông, rồi đưa chân vuốt mặt, xũ cánh mơ màng. . .

Hề hề. . . .Ông Già đang lơ đãng nhìn dòng sông trôi thì Ba Gàn đến. Hắn ngồi xuống uống trà, rồi không nhìn ông già mà hỏi. Ông Mập cũng không nhìn hắn mà vẫn cứ trả lời đều đều trong tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá buồn thiu:

-           Thưa cụ bản chất của Đắc Khí là gì?

-           Tạm gọi là Đắc chứ không có hành động Đắc. Bởi Khí là bản thể. Đã ngồi trong nước sao còn gào khát cổ xin ly nước, thế chẳng đáng nực cười sao?

-           Bản thể thì không hình tướng, sao khi đắc khí lại có chuyển động và các biểu thị ?

-           Như nước lấy hình dạng vật đựng, mà không chấp hình dạng nào là cố định. Nên gọi là "Vô tướng".

-           Thế sao còn có việc tập KCDS ?

-           Tạm gọi là tập chứ không có hành động tập nên gọi là "Vô tác".

-           Nếu Khí là Bản Thể thì ai cũng có chứ sao cần phải tập?

-           Ai này cũng là Khí

-           Thế sao cụ còn hướng dẫn tập KCDS ?

-           Con cá đang tập bơi . . .hề hề. . . .vì nó bị nhốt trong bể cá cảnh lâu năm quá nên không quen với sông hồ và biển cả mênh mông.

-           Bể cá cảnh này từ đâu mà ra ?

-           Do con cá làm ra . . .hề hề. . .

-          Rốt cuộc thế nào là bản chất của việc tập KCDS ?

-          Không phân biệt lúc tập và lúc không tập. Mọi biểu thị trong cuộc sống đều là biểu thị của KCDS, nghĩa là thuận tự nhiên như nó vốn phải vậy.

-          Ý nghĩa của cuộc sống này là gì?

-           Ngay chính cuộc sống này . . .hề hề. . . .

Chim chào mào hỏi chim cu gáy:

-           Sao đằng ấy biết gáy thế?

-           Không biết, sinh ra thì đã vậy.

Cu Tý hỏi ông Mập:

-           Sao ông biết pháp môn KCDS thế

-           Ta cũng như con Cu Gáy vậy  . . .hề. . hề. . . .


Mây / TP.HCM / 20/8/2010


>>>>>>>>>


(nhấn đây để vào xem trong thư viện)

Bài ca dưới ánh mặt trời

KHÍ có nghĩa là bất nhị, CÔNG có nghĩa là Dụng của khí qua duyên, còn DƯỠNG SINH là tính Diệu Hữu của Khí Công tánh không.

Vậy KCDS có nghĩa là: Không, Vô tướng, Vô tác và Vô Niệm.

Bởi Không cho nên : Không nhằm hình thành giáo phái, không thu học phí, không tổ chức quần chúng, không giữ bản quyền phương pháp, không trụ xứ ở một nơi nhất định nào, mà nhàn du trong nhân gian, không có người phát công và kẻ thụ công, không xác lập một điều gì mà tùy duyên hiển tướng. . .v.v. .  .Ở nơi cái thường của Khí mà tùy duyên thích ứng an lạc với vô thường của cuộc đời. Biết rằng có bệnh giả nên có chữa giả, có tạm thời quên nên có tu phương tiện. Biết huyễn ảo (maya) nhưng vui với cuộc huyễn ảo này mà không chấp.

Bởi Vô Tướng cho nên: Tướng nào cũng tùy thuận. Như con ong hút mật hoa mà không làm hư cái hoa đi. Rong chơi khắp nhân gian, tu và chơi, chơi và tu mà không phân biệt, Thu góp mà không chất chứa tinh hoa của cuộc sống, để tạo thành mật ngọt cho cuộc đời này. Thế thì hoa nào cũng ghé qua, chỗ nào cũng bay đến, hòa hợp đồng nhất với pháp giới. Thành giọt nước rót vào lòng biển cả mênh mông của tình nhân ái, chớ không ngã mạn biến phương pháp thành vết dầu loang trên mặt đại dương của Tánh.

-          Này, nếu đã là Tánh Không thì giữa "nội khí" của người niệm"Tôi đang nhận khí đây" với Khí Bản Nhiên có sự khác biệt nào chăng?

-          Không khác biệt giữa hai bên. Thậm chí không khác biệt với chính người đang niệm.

-          Nếu không có sự khác biệt tại sao có niệm để Đắc Khí?

-          Niệm là Dụng của Khí và Khí là Thể của các biểu thị và động tác tự hành.

Bởi vậy Vô Tác chính là yếu chỉ của KCDS. Cho nên khi chứng Tánh Không thì tất cả các sự thấy, nghe, nghĩ, biết và chuyển động khi thực hành KCDS, mãi mãi vẫn là tịch tỉnh không hư.

Này, như con chim chích chòe kia, mặt trời vừa lên, ánh sáng ban mai làm nó hưng phấn cất lên tiếng hót. Ta cũng vậy dưới ánh sáng của mặt trời huệ, ta cũng hát bài ca KCDS trên khắp mọi miền đất nước. Ta không có ý muốn riêng, ta không có ý định riêng, ta không có suy nghĩ riêng, ta chỉ như cái gương tròn và sáng sẵn sàng phản ảnh thế gian, thiên đường và địa ngục.

Mọi sự chính là Khí, nhưng Khí không chỉ là mọi sự mà còn là cái chưa hình thành nên mọi sự.

Ha ha. . . .ha. . . .tất cả những cái phản ảnh chỉ là bóng trong giương, cái thực là ở chỗ khác, không thể nói năng, bày biểu, chỉ vẽ hay thấy biết được. . . .


Mây / TP.HCM / 21/8/2010

>>>>>>

Nói chuyện với người trong gương

Đêm đã về khuya. Bên ngoài mưa gió đầy trời. Trong nhà Cỏ May và ông Mập đang ngồi uống trà tán dóc. Hai cái bóng chập chờn trên vách:

-          Hề hề. . .Này Ông Mập, làm sao để thường trụ khí ?

-          Vô sở trụ

-          Người xưa đã dạy: "Phàm Thánh tình tận, thể lộ chân tình, sự lý bất nhị tất như như Phật."Thế thì có phải người tập KCDS chỉ cần trừ bỏ vọng tưởng vọng niệm thì khế hợp Chân Tâm hay thường trụ Khí. Tâm ấy là bất sinh khi đối trần cảnh?

-          Đối KCDS, tâm cũng bất sinh.

-          Bất sinh thì làm sao hoạt dụng ?

-          Phản ảnh

-          Thế nếu mình và Khí hợp nhất thì thế nào?

-          Này Cỏ May, khi Khí hợp nhất với Thân Không và Tâm Không thì tự nhiên luôn hoạt dụng thích ứng tình huống và như vậy sẽ khinh an trong dòng biến dịch của sự sự vật vật.Thế nhưng con người thật của ông thì phải luôn yên lặng giữ gìn tịch tĩnh để hợp nhất với hạnh phúc tối thượng.

Ha ha. . . .ha. . . Ứng theo cơ, tùy vật chiếu, ngu ngơ hoạt dụng, chẳng chấp chẳng bỏ, tùy thích an vui trong từng cử động nhỏ của mình. Như thế thì hương trà chẳng ngớt thơm, trăng xưa vẫn thường tịch chiếu, lối củ đường mây khách đến chơi.

"Bản lai vô nhất vật, nên dù có mang đến ngay cũng chẳng có chỗ để". Bởi thế nên tạm gọi là Phát Khí, Thụ Khí và Đắc Khí! Chứ tình thật đều như đứa bé đang cử động trong bào thai của mẹ nó.

-          Này Ông Mập, một mảy trần cũng không lập, làm sao đúng sai, xấu tốt, bệnh, không bệnh, sinh tử khổ đau. . . .hiện tiền cả?

-          Như nói chuyện với người trong gương rồi nhăn mày nhíu trán. . . .

 

Mây/22/8/2010

. . . . . .

Chồng bánh trán 22/8/2010

Một ngày vui thật vui, hề thật hề. Lấy cái Tịnh ở bản tâm, nhìn xem cái trò đời lao xao huyễn hoặc. Hơn 20 năm rồi, trôi lăn trên khắp mọi miền đất nước, đã dạy cho hắn rất nhiều điều và đúng như hắn nghĩ, mọi sự không qua được cái qui luật của thế gian. Hắn thuận duyên và chờ xem mọi sự sẽ diễn ra, như đã diễn ra trước mắt hắn biết bao nhiêu lần rồi. Hề hề. . . .hắn buồn vì đã tiên đoán quá đúng mọi sự, khiến cái trần trụi của thế gian cứ lập đi lập lại trước mắt hắn đến quá nhàm quá chán.
Buổi tối bên ngoài trời mưa lắt rắt. Một môn sinh ở Chiến Khu Lê, đội mưa mang cho hắn một chồng bánh trán, món quà quê đậm nghĩa đậm tình của người dân hoang mạc. Lòng hắn dịu lại, con tim hắn chợt thấy đầm ấm và bồi hồi xúc động. Hắn cười vì thấy áo mão cân đai, những trò huyễn hoặc, hoang tưởng và vọng ngoại chẳng thể bằng đất nước mình, đồng bào mình và văn hóa của người Việt mình. . . . .
Hề hề. .  . . .tự trong thâm tâm hắn biết, những thứ ấy hãy còn thua xa . . .rất xa. . . .chồng bánh trán của bà con Chiến Khu Lê.

Mây/22/8/2010



                                                              ( Khi Tôi không biết Tôi là ai ?)

. . . . . .

Tượng người /23/8/2010

Hai Lúa rủ Ba Gàn đi chơi. Hai tên đến một tiệm làm tượng thờ. Rất nhiều tượng từ Phật, tới Thánh, tới Chúa và đủ các kiểu Thần Linh đã chế tác xong hoặc đang làm lỡ dở.

Bụi đá bay mịt mù, tiếng máy khoan đá xoèn xoẹt, tiếng đục gỗ chan chát. Tiếng cười tiếng nói cọng với tiếng máy nổ, tiếng ngã giá kì kèo, thành một âm thanh hỗn độn chói tai.

Hai Lúa nói thật to vào tai Ba Gàn :

-          Ồ, quá nhiều Phật, nhiều Thánh. . . .lạy các ngài. . . .

Vừa nói hắn vừa xoa tay xuýt xoa, rồi chấp tay vái lấy vái để chung quanh và tứ phía, miệng hắn vừa lầm bầm vừa hít hà như ăn phải ớt.

Ba Gàn cười:

-          Nè, nhiều tượng Phật, chứ đâu phải nhiều Phật.

-          Thì có khác gì đâu, chỉ ít lâu sau, toàn bộ những tượng này người ta đều thỉnh về thờ cả. Thì đằng nào chúng sanh chẳng lạy. Lạy bây giờ hay vài hôm nữa lạy có chi khác chớ. . . .hề hề. . .

-          Con người tự tạo ra hình tướng Thần Linh rồi lại tự sợ hải, cung kính, nô lệ tác phẩm của chính nó. . . .Ông thấy có kỳ dị không.

-          Thế không thờ à?

-          Có chứ, nhưng đó chỉ là phương tiện để trực ngộ vị Phật tại tâm của mình. Chứ trong xi măng gỗ đá đồng thạch cao làm sao có Phật.

-          Nè, cái gì không phải Phật, Phật ở khắp mọi nơi chứ sao không?

-          Đúng vậy, nếu nói thế thì cứ để tự nhiên chứ sao phải tạo ra hình tướng để lệ thuộc nó.

-          Này, nhưng bây giờ chỉ là tượng gỗ, khi nào nó được "hô thần nhập tượng" thì mới linh, thì mình mới lạy chứ?

-          Nếu vậy sao không hô Thần nhập vào mọi người để mọi người thành Phật chứ tu chi cho mệt.

-          Khi làm lễ quán đảnh rồi, phải tu lâu thì mới thành được.

-          Vậy con người thua gỗ đá sao. Gỗ đá chỉ cần hô Thần là thành Phật ngay mà.

-          Nè, ông biết không, bây giờ người ta cũng dựng lên một con người nào đấy, rồi  "Hô Thần Nhập Người" để thành Phật, bằng cách tuyên truyền quảng cáo và thêu dệt vô số giai thoại huyễn hoặc siêu nhiên.

-          Hay quá, thông minh quá. Tượng gỗ người ta còn quì mọp, huống hồ là "Tượng Người". . . . .hề hề. . ..

-          Và thợ điêu khắc gỗ thì chắc thu nhập phải thấp hơn "điêu khắc người". . . .hề hề.

-         Ông nghĩ sao nếu "Tượng Người" được dùng như một Logo, thì cũng có lợi chứ.

-         Hề hề. . . Nhưng Logo thì không biết nói, còn "Tượng Người" thì biết nói và nói quá nhiều . . . . hề hề. . .


Gió /23/8/2010

 



(Thời bây giờ chế tác "tượng gỗ" là lỗi thời rồi. . . .hề hề. . .phải chế tác "Tượng Người" thì thu nhập mới cao ! )

>>>>>>>>>>>>>>>>>>



Mời các bạn tiếp tục xem ảnh trong các ngày tập thứ 4 và thứ 5




2.


3.


4.


5.


6.


7.


8.


9.


10.


11.


12.


13.


14.


>>>>>>

Vô Tác Diệu Lực 

(Lớp KCDS  TP.HCM/23/8/2010)

Hôm nay lần đầu tiên, thầy phát công với Đại Thủ Ấn, mà không nói và không dùng Hải Triều Âm. Thế mà lớp học vẫn chuyển động bằng Khí, việc tập luyện và điều trị bệnh bằng Khí Công vẫn diễn ra bình thường hiệu lực trong yên lặng. Gần 600 người đang vận công chuyển động mà hội trường vẫn im phăng phắc, khinh an và thanh tịnh, trang nghiêm. Ôi, Vô Tác Diệu Lực nó khởi đầu cho một sự chuyển mình của pháp môn về phía cực tịnh đầy ánh sáng, an lạc và trí tuệ. Phải chăng nó là vô công dụng hạnh tự nhiên thành ?

Khi buổi tập KCDS bắt đầu, thì nó như nhập vào cái dòng chảy không đầu không đuôi miên viễn và liên tục của thực tại. Ở đó, quá khứ, hiện tại và tương lai đều gom lại trong cái tích tắc của giây phút này đây. Nhưng là cái hiện tại miên viễn, chứ không chết lặng. Bởi vậy các biểu hiện khi thực hành KCDS là phi không gian và phi thời gian, không có đúng và sai, tự tại và vô ngại. Trong đấy cái hành động làm mà không có người làm biểu thị thuận tự nhiên, vừa vặn, trùng khít và ăn nhịp với dòng chảy miên viễn chung của thực tại. Là sự tương dung tương nhiếp của vạn hữu trên cái nền trong suốt đầy ánh sáng của không gian vô giới hạn. Một thế giới ánh sáng vượt ngoài những chia cách, âm u và xấu xí dẫy đầy. Như thế giới của sự nhắm mắt, bây giờ hoát nhiên mở ra, tràn ngập huệ quang, phúc lạc, trong suốt. Mọi sự đột nhiên rõ ràng sắc nét và không thể nhầm lẫn.

Này Cỏ May, như vậy cho nên, không phải là tập luyện mà là nhập pháp giới. Bởi vì vòng đai chật cứng của ngã chấp đã bị chảy tan ra và cảm giác về sự hữu hạn đã không còn đè bẹp chúng ta nữa.

Này Cỏ May, như vậy KCDS đầy sinh khí khi nhập thế phục vụ lợi ích của mọi người. Nhưng không vì thế mà nhuốm mùi phàm tục mà những hành động bình thường của nó luôn tỏa hào quang, bay bổng, đầy ánh sáng và ngát hương thơm của pháp giới.

. . . . .

-          Cụ ơi, vừa rồi cụ có nhân duyên di xứ người thú vị quá. Con muốn đi mà không có tiền. Vậy những người nghèo như chúng con thì làm sao có cơ hội tiếp xúc được mật pháp của Như Lai?

-          Này ông, xưa Bàng Uẩn đã có câu thơ lừng danh ta đọc để tặng ông:

Thần thông tịnh diệu dụng

Vận thủy cấp ban sai


Tạm dịch là:   Này Thần thông !

                        Này diệu dụng !

                        Ta gánh nước

                        Ta đốn củi

-          Con ngu muội chưa hiểu được ý người xưa xin cụ cho một thí dụ khác.

-          Hề hề. . . .Cho ta bình trà sen thì ta sẽ nói

-          Có ngay. . . .có ngay . . . . .

-          Này ông, xưa Tổ Sư Lâm Tế có bài pháp về Văn Thù(Manjuri), Phổ Hiền (Samantabha) và Quán Thế Âm (Avalokitesvara) như sau :

«  Có một số tăng đồ tìm kiếm văn Thù trên Ngũ Đài Sơn, nhưng họ đã bước sai hướng rồi. Chẳng có Văn Thù nào trên Ngũ Đài Sơn. Các ngươi muốn biết Ngài ở đâu không ? - Ngay tại lúc này, cái gì đó đang hành sự trong các ngươi, vững vàng không lay động, tin chắc không nghi ngờ, cái đó chính là Văn Thù sống vậy. Ánh sáng vô phân biệt chớp lên trong một niệm của các ngươi, đấy là ngài Phổ Hiền của các ngươi thường trụ chân thật. Mỗi một niệm của các ngươi, mà biết cách bẻ gãy xiềng xích, được giải thoát trong mọi thời, đó là đang thâm nhập chánh định của Quán Thế Âm. Mỗi một vị cũng hiện hành đồng thời và đồng xứ, tuy 3 mà một. Một khi hiểu được vậy, các ngươi có thể tụng đọc các kinh điển »

Bình về bài pháp « văn Thù không có trên Ngũ Đài Sơn » một thiền sư đã làm bài tụng sau :

Hà xứ thanh sơn bất đạo tràng

Hà tu sách trượng phỏng Thanh Lương

Vân trung túng hữu kim mao hiện

Chính nhãn khan thời phi cát tường.

 Tạm dịch :

Núi xanh đâu chẳng Đạo tràng

Cần gì chống gậy hỏi Thanh Lương

Giữa trời dù có sư tử hiện

Trợn mắt trông ra chẳng Cát Tường

 

(Bị chú: Ngọn núi Thanh Lương trong dãy Ngũ Đài Sơn. Nơi đó truyền thuyết nói Bồ tát Văn Thù hay xuất hiện, có khi hóa thân làm người chăn trâu. Kim Mao Sư Tử biểu hiện cho trí tuệ. Văn Thù thường ngự trên đó. Cát Tường hay Diệu Cát Tường là Hán dịch của chữ Manjuri (âm : Văn Thù Sư Lợi) )

 

Mây/23/8/2010



(nhấn đây để vào xem trong thư viện)

>>>>>>>>

Lớp KCDS Phú Nhuận /TP.HCM/24/8/2010

Hum:

Khi vận động Xà Quyền bằng khí. Các khớp xương chuyển động theo đường tròn. Xà tấn di chuyển theo hình xoắn lốc. Toàn thân trông như khối cầu bằng thủy tinh trong suốt lấp lánh ánh sáng, cực tịnh và đang quay theo dòng biến dịch miên viễn. Do vậy gọi là "Viên Dung".

Người tập Xà Quyền có cảm giác tan biến và hợp nhất với trời đất trong thế Thiên Địa Nhân Đồng Nhất, khiến mỗi người tập như là một tổng thể cụ thể. Nghĩa là mỗi một thực tại cá biệt, ngoài tính cách nó là nó, còn phản chiếu trong nó cái toàn diện.

Mỗi người như một giọt nước trong đại dương của Khí. Mỗi người như một nốt nhạc trong bản đại hòa tấu vô thủy vô chung không bao giờ ngừng nghỉ của trời đất. Ở đây nó hơi giống quan niệm của Hégel về những tổng thể cụ thể, vì nó là trạng thái Cái Một hợp nhất với Cái Toàn Diện không kẽ hở. Cho nên, một hệ thống của quan hệ toàn diện, cùng một lúc, tồn tại giữa những hiện hữu cá biệt, cũng như giữa những cá thể và phổ biến, giữa những luồng nội khí riêng rẽ và trường năng lượng phổ quát. Màn lưới toàn diện của những quan hệ hỗ tương này khiến mọi bài tập của KCDS đều có tính "Tương Dung".

Thí dụ như: Đốt một cây nến,rồi đặt những mặt kính thành vòng tròn quanh nó. Ánh sáng từ tâm điểm làm phát động một cuộc giao thoa toàn diện giữa các luồng ánh sáng phản chiếu. Khiến trong mỗi cái gương có vô lượng vô biên hình ngọn nến đang cháy.

Đó là sự biểu thị kỳ diệu của Viên Dung và Tương Dung.

Đối với KCDS, Sức mạnh và các khả năng kỳ lạ của nó, thường làm người ta ngạc nhiên, cũng là từ Viên Dung và Tương Dung mà ra. Nó là sức manh và sự huyền diệu của sự tương quan tương hỗ, đan chéo nhiều chiều, toàn diện và tổng lực, khi Cái Một hợp nhất với cái Toàn Diện, khi giọt nước rớt vào lòng đại dương của Tánh.

Ha ha. . . .ha. . . .Khi một cánh cửa đã mở ra và ánh sáng bừng lên từ nơi mạch nguồn sâu thẳm, soi vào ý thức tối tăm của chúng ta, thì tất cả những giới hạn của không gian và thời gian tức khắc bị tiêu tán mất và chúng ta những bộ xương khô từ mộ địa đang đội mồ phục sinh đứng dậy. Ngước mặt lên, nhìn mặt trời huệ đang chói chang, rống lên tiếng rống của loài sư tử chúa :

" Hum. . . Trước Abraham, tôi là tôi. . . ."


Thị phạm Xà Quyền (nhấn đây để vào xem trong thư viện)




Thầy thị phạm xà quyền



Cháu cũng thực hành xà quyền


Mọi người cùng thực hành xà quyền



Một cụ bà thực hành Nội gia Thái cực với ly nước trên đầu


>>>>>>>

Lớp KCDS Phú Nhuận /TP.HCM /25/8/2010

Hôm nay Thầy hướng dẫn bà con cách Xoa Bóp Day bấm Huyệt Phần Mặt để cũng cố chức năng của các giác quan, kéo máu lên bộ đầu, chống lão hóa, phục hồi trí nhớ và phản xạ nhạy bén cho người cao tuổi và bệnh nhân.
Thầy cũng thị phạm và giải thích về tính Thiền trong các bài tập KCDS.
Trước khi vào phần phát công. Thầy đã giới thiệu 2 vị huynh có khả năng thay Thầy phát công giúp đỡ đồng bào tập KCDS. Đó là Huynh Thiện Hà của TP. HCM và huynh Thiện Hoàng của Phan Thiết.
Tối hôm nay Thầy ngồi chứng minh để huynh Thiện Hà phát công lớp KCDS Phú Nhuận. Tối mai sẽ đến phiên huynh Thiện Hoàng phát công với sự ấn chứng của Thầy tại lớp này.
Bà con đã vỗ tay hoan hô chủ trương của Thầy trong việc đào tạo các vị huynh trưởng có khả năng thay thầy phát công liệu trình A/KCDS.

Sau đây là một số hình ảnh về lớp KCDS Phú Nhuận tối ngày 25/8/2010:

1/ Tính Thiền trong các bài tập KCDS: (nhấn đây để vào xem trong thư viện)




2/ Thầy giới thiệu Huynh Thiện Hà và Huynh Thiện Hoàng phát công ở lớp KCDS Phú Nhuận/TP.HCM/25/10/2010


(nhấn đây để vào xem trong thư viện)


(nhấn đây để vào xem trong thư viện)

. . . . .

Ta tự do trong biển ánh sáng của Khí:

Này chú Ba, có một thế giới khác là thế giới của Khí, vốn không thuộc thế giới này, dù cả hai không rời nhau. Trong thế giới của Khí hay là trường năng lượng của bản thể, có một sự hỗ tương giao thiệp toàn diện giữa nội khí trong từng cá biệt với nhau và với năng lượng phổ quát là trường năng lượng của pháp giới.

Thế giới của Khí là thế giới đầy ánh sáng. Bởi vì bản chất của ánh sáng là hỗn giao mà không xảy ra sự ngăn ngại hay hủy diệt lẫn nhau. Vừa có tính cá biệt vừa có tính toàn thể. Đấy là kinh nghiệm tâm linh khi người thực hành KCDS thấy hào quang hay ánh sáng và thể nhập vào biển ánh sáng mênh mông này với trạng thái đầy nhận biết và tỉnh giác. Bởi vậy mà khi đắc khí hay thể nhập biển quang minh này người tập đột nhiên được tự do, tự tại, vô ngại, du hí càn khôn. Không có gì câu thúc kiềm chế động tác, mà động tác vẫn trang nghiêm thanh tịnh, cho dù bay bướm, thanh thoát, tự nhiên tuôn trào bất tận. Bởi động tác đã thành một luồng ánh sáng sẵn sàng dung thông hợp nhất với biển quang minh biến chiếu của Tánh.

Này chú Ba, khi mưa xuân về thì cỏ non tự lên xanh. Khi ta yên lặng thể nhập biển quang minh này của Khí. Tự nhiên con tim ta mở rộng ra đón gió muôn phương mà không còn khép kín như bấy lâu nay. Tự nhiên ta trôi theo dòng của dịch nên gọi là đạo hạnh. Không mục đích, không mong cầu, nương theo năng lực gia trì của lòng nhân ái và sự đồng cảm, viên dung, tương hợp bao la, ta nhảy múa, ta hát ca, ta làm mà như chơi, ta ăn uống ngủ nghỉ, ta chơi đùa với KCDS, mà như là suối nguồn trong suốt rì rào chảy mãi về đại dương của Tánh chẳng gì ngăn cản được.

Ha ha. . . ha. . ..như hư không hợp nhất với hư không, như ánh sáng hòa cùng ánh sáng, như lặng yên tan ra trong lặng yên, như rung động hòa cùng nhịp đập con tim Thượng Đế. Ta chơi trò chơi KCDS này, chơi hoài mà không biết chán. . . .ha ha. . . ha. . .

. . . . .

3/ Thầy hướng dẫn Xoa Bóp Day Bấm Huyệt phần mặt /Lớp KCDS Phú Nhuận /TP.HCM/25/8/2010 
(nhấn đây để vào xem trong thư viện)




>>>>>>>>

Lão Già ngày mưa đến


Này Cỏ May

Nhớ ngày nào trời cũng mưa lớn như hôm nay. Bên ngoài mưa tuôn ào ào, gió giật từng cơn. Ta đang quay mặt vào tường, đối diện một minh với bóng đêm, thì Lão Già ấy đến và nói:

-  ". . . .Chuyên Khí chí nhu, năng anh nhi hồ ? Tu trừ huyền giám, năng vô hữu tỳ hồ ?. . . Thiên môn khải hạp, năng vi thư hồ ? Minh bạch tứ đạt, năng vô dĩ tri hồ ? Sinh chi súc chi. Sinh nhi phất hữu, trưởng nhi phất tể dã. Thị vị huyền đức."    (Lão Tử/Đạo Đức kinh)

Tạm dịch:

Luyện Khí đến độ chí nhu như trẻ sơ sinh được chăng?

Gột rửa tâm linh cho đến chỗ không còn tỳ vết được chăng?

Cửa trời chi phối mọi việc mà chỉ đóng vai con mái được chăng ?

Làm sáng tỏ rõ ràng bốn phương mà không dùng đến trí xảo được chăng?

Sinh ra rồi nuôi lớn. Sinh mà không chiếm hữu, nuôi lớn mà không cậy công. Đó gọi là huyền đức.

Hề hề. . . .ta cứ theo lời Lão Già mà sống, mà làm như vậy. . . .như vậy. . .cho đến tận ngày hôm nay. . . . .Nay ông muốn theo ta đi chơi thì cũng phải làm như vậy . . . .như vậy!

. . . . .

Lớp KCDS Phú Nhuận/TP.HCM/26/8/2010

1/ Múa Quạt, động tác của tự do và tỉnh giác: (nhấn đây để vào xem trong thư viện)



. . . . . .

Ngày kia ta rủ Thượng Đế đến nhà chơi. . . Lão già tìm ta khắp ta bà, tìm ta nơi cuộc đời, tìm ta nơi cuộc chơi Khí Công, tìm ta nơi đồng không nhà Tổ, tìm ta nơi ngồ ngộ đất trời, tìm ta mọi lúc mọi nơi. . . .đâu biết ta đã bốc hơi thành cái đành hanh vốn vậy. . . . .Hề hề. . . .Lão đâu biết nhà ta chính là thịt da Lão Già chết tiệt. . . .Lão Thượng Đế già còn không biết huống hồ mấy con Ma nơi Ta Bà ám khói . . . .hề hề. .

Xưa Tuyết Đậu có viết mấy câu, nay nhân trời mưa ta đọc cho ểnh ương nghe, để nó hết ềng oang nơi dương thế :

Giang quốc xuân phomg xuy bất khi

Chá cô đề tại thâm hoa lý

Tam cấp lãng cao ngư hóa long

Si nhân do đậu dạ đường thủy

Tạm dịch:

Gió heo may mùa xuân reo vui trên Giang quốc

Chim chá cô hát líu lo giữa đám hoa rậm

Tam cấp sóng cao cá đã hóa rồng

Người ngu ban đêm còn tìm nó trong mương nước.

Lâu nay gió cứ tìm Mây để thổi. . . . .hề hề. . . .đâu có hay Mây đã hóa thành Hư Không từ lâu rồi ! Tức cười là vậy, do có chuyện cười này, nên bản chất của Tánh là Không với cái Niềm Vui Không Nguyên Nhân âm thầm lặng lẽ lúc nào cũng tròn đầy mọi lúc mọi nơi.

. . . . .


Thầy thị phạm "Thiết Phiến công"
1


2.


Học viên chăm chú theo dõi Smile




Thực hành xoa bóp và day ấn huyệt vùng mặt trong phần Khí công Thẩm mỹ






Huynh Thiện Hoàng phát công hướng dẫn học viên dưới sự chứng minh của thầy



Thầy có điều kiện xuống lớp tiếp cận trực tiếp với các học viên



Thầy chữa trực tiếp cho một cháu bé bị động kinh



Dich cân kinh với ly nước trên đảnh






Uống thiên hương khí để chăm sóc thẩm mỹ



Cháu cũng thiên hương khí để tăng cường sức khỏe





>>>>>>

Bế mạc lớp KCDS Phú Nhuận/TP.HCM/28/8/2010:

Tối nay lớp KCDS Phú Nhuận học buổi chót và sơ kết lớp học.

Đại bộ phận bà con dự tập đều đã đắc khí, tỷ lệ lành và giảm bệnh rất cao, khoảng độ 70% đã có chuyển biến tốt về bệnh và cải thiện được tình trạng sức khỏe. Hiệu quả nhất là các bệnh về rối loạn chức năng và stress, còn các bệnh về cơ năng mãn tính thì bà con kết hợp uống thuốc của bệnh viện với tập, nhưng có một số ca, không kết hợp với thuốc khoa nội vẫn hiệu quả như thường. Các bệnh nặng thì bà con kết hợp dùng các biệt dược theo chỉ định của các y bác sĩ và tập KCDS. Cón các ca chỉ định phẩu thuật thì bà con dùng KCDS như là một biện pháp để phục hồi chức năng sau phẩu thuật và là biện pháp tăng cường thải độc do dùng hóa trị, xạ trị và khánh sinh lâu ngày. Các ca mất ngủ lâu năm, tâm thần và các bệnh về gân cơ xương khớp tỏ ra đặc biệt có tác dụng tích cực, như: Gai, vôi hóa, thoái hóa cột sống dẫn đến thiếu máu não, liệt cho trên và dưới, viêm đa khớp, . v.v . .

Thể theo nguyện vọng của bà con. Hội Đông Y Quận Phú Nhuận sẽ kết hợp với Câu Lạc Bộ KCDS của Quận tổ chức duy trì lớp tập này thường xuyên để giúp bà con được tiếp tục rèn luyện nhằm nâng cao thể lực và tự điều trị bệnh.

Sau đây là một số hình ảnh buổi tập cuối cùng và sơ kết này. Mới các bạn cùng xem:


1/ Báo cáo kết quả lớp học/TP.HCM/28/8/2010




2/ Bệnh nhân lành bệnh phát biểu trong lễ bế mạc lớp / TP.HCM//28/8/2010




3/ Buổi tập cuối liệu trình A/KCDS/ Lớp Phú Nhuận/28/8/2010:

". . . .Thiên địa chi gian kỳ do thác phược. Dữ hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất. Đa văn số cùng bất nhược thủ ư trung"

Tạm dịch là:

Ngay khoảng giữa Trời Đất như là ống bễ. Trống rỗng mà không kiệt, càng phát động hơi càng tuôn ra. Nghe nhiều chỉ đưa đến cùng kiệt, không bằng giữ ở trong. . ."      / Lão Tử