Lớp KCDS Phú Nhuận /TP.HCM / 18/8/2010

Lớp KCDS Phú Nhuận/TP.HCM / Ngày 18/8/2010

Hề hề. .  .Bà con phải để ý mấy điều sau:

-          Thưa bà con, trước khi "điều khí trị bệnh" bà con phải để ý mấy điều sau:
  1. Phải nhận biết tỉnh giác làm chủ Khí trước. Nghĩa là bà con phải Nhận biết chuyển động bằng Khí của mình. Điều chỉnh để nó luôn, Thật chậm, thật nhẹ, không trọng lượng, điều hòa. Nhiên hậu mới dùng Khí trị bệnh.
  2. Bà con nhớ là nếu chuyển động còn co giật, rối loạn, quá mạnh và quá nhanh thì phải điều chỉnh trước rồi mới được dùng trị bệnh sau.

 

-          Khi dùng Khí trị bệnh, thì ban đầu dùng Tịnh Công sau đó dùng Động Công. Nghĩa là:

  1. Đầu tiên ngồi im không chuyển động. Đặt ý tại chỗ mình đang bị bệnh. Quán tưởng năng lượng toàn thân tập trung về chỗ ấy. Gọi là Tịnh Công. Chỗ bị bệnh sẽ tê, nóng, nặng, ngứa, ấm và da thịt chỗ ấy sẽ rung động nhẹ. Làm như vậy độ 10 phút.
  2. Nếu có nhiều bệnh một lần thì đầu tiên khi đắc khi quán tưởng tất cả các chỗ ấy. Vùng bị bệnh nặng nhất sẽ tự hút hai bàn tay ta vỗ vào. Đấy là nơi ta điều khí đến. Khi nơi ấy đã quân bình âm dương, hai bàn tay ta tự nhiên sẽ di chuyển sang vùng bị bệnh nhẹ hơn.
  3. Giai đoạn Động Công thì đặt ý tại chỗ bị bệnh niệm thầm "Xin tự trị lành bệnh của mình". năng lượng sẽ điều khiển hai bàn tay ta làm các thao tác trị bệnh. Nhớ điều chỉnh để động tác luôn chậm, nhẹ, điều hòa có thiền vị. Làm như vậy độ 10 phút.

 

-          Nếu bà con có biểu hiện giải tỏa stress. Nghĩa là tự nhiên muốn khóc, muốn cười. . .v.v. . . . .Thì bà con không sợ. Giải tỏa stress sẽ làm bà con an thần, giảm căng thẳng não, ổn định các rối loạn chức năng. Tuy nhiên bà con phải biết cách nếu không sẽ gây ra stress mới. Cách làm như sau:

  1. Tuyệt đối không được đè nén các cảm xúc ấy. cũng không để bị chúng lôi đi. Mà "Nhận biết rõ ràng tôi đang có các cảm xúc ấy".
  2. Xong rồi. Thở ra thì quán tưởng mọi điều phiền muộn đau khổ theo hơi thở ra thải sạch ra ngoài. Hít vào quán tưởng niềm vui và sự yên lặng theo hơi thở vào người tràn ngập cả tâm hồn mình, khiến nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.
  3. Làm như vậy cho đến khi mọi cảm thọ đều biến thành an lạc thì mới thôi.

 

-          Còn khi tập Dịch Cân Kinh thì bà con phải để ý mấy điểm sau:

  1. Chuyển động toàn thân chứ không chuyển động cục bộ từng bộ phận cơ thể. Muốn vậy phải "Nhận biết toàn thân mà không đặt ý ở đâu cả"
  2. Chuyển động trong trạng thái thư giãn (Khinh an) và an lạc.
  3. Chuyển động phải "Khinh an". Khinh là thật nhẹ, An là ổn định không mất chân tấn, không mất căn bằng.
  4. Tâm lý người tập phải "An lạc". Lạc là vui nhè nhẹ, hơi mỉm cười trong yên lặng. An là tâm định không kích động.
  5. Kết hợp động tác "Khinh An" hơi thở "Điều hòa" và tâm lý "Định, vui"

Ba Gàn / ghi lại trên lớp tập ở nhà Thi Đấu Rạch Miễu /18/8/2010