Cây nhà lá vườn

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
  • Chim cuốc kêu trăng

    • 7 Comments

     -        Thưa cụ, con vẫn niệm hồng danh A Di Đà Phật để cầu vãng sanh. Cụ có thể trao đổi kinh nghiệm của mình về pháp môn niệm Phật này không ?

    -        Chim quốc kêu trăng, nhưng con trâu già thì đang nằm nhai lại cỏ.

    -        Thưa cụ con không hiểu

    -        Muốn nghe nhạc thì đến người khảy đàn chứ sao lại tìm đến con trâu già này?

    -        Gió thổi tự nhiên nhưng con trâu già không cầu mà vẫn được mát.

  • Các bài tập nòng cốt trong KCDS

    • 6 Comments
      

    A/ Giai đoạn tu:

    -        Trong hệ thống bài tập của KCDS, có rất nhiều bài với nhiều cấp độ khác nhau. Khi một người bị bệnh tới xin tập KCDS để tăng cường sức khoẻ và tự điều trị bệnh mình, thì dùng các bài tập của liệu trình A.

    -        Sau khi bệnh nhân đã lành bệnh rồi thì trong hệ thống bài tập nâng cao, chư huynh nên chú ý 3 bài nòng cốt sau đây. Phải gia tâm tinh tấn để thành thục. Các bài khác chỉ là bổ trợ:

  • Diên Lâm ngày về

    • 6 Comments

    (Uống trà ở Nhà Thầy)

    Nhái Mén đang đợi uống trà

    Gà rừng đã gọi, Ông Già mới pha

    Chồn Sóc mang ly bày ra

    Hổ chúa huýt sáo, áo già hát ca

    Ông Già với chúng cười khà

    Uống trà tán dóc ngắm rừng sương sa

  • Một số kinh nghiệm khi thực hành chấp tác

    • 5 Comments

    (Quảy đạo trong bao)

    Ta có cái tâm bao

    Khi đi chơi

    Ta bèn quảy đạo trong bao

    Vừa đi ta vừa rao:

    - Có ai mua, cái chẳng biết thế nào?

    Có người mua rồi

    - Ta chẳng biết bán làm sao!

    Chỉ biết cách bỏ đạo vào bao

    Chưa biết cách lấy ra mà không thiếu chút nào

    Nên ta đành bán cái đạo tầm phào

    Mà chẳng dám lấy đồng nào

    Vì đằng nào, đạo cũng còn dính lại trong bao

    Hề hề. . . .

  • Vô Tướng

    • 5 Comments

    ( Bà con đến thăm thầy cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11)

    Này Cỏ May, yếu chỉ của KCDS là đi từ “Hữu tướng” đến “Vô tướng” . Trong Hữu có Vô, trong Vô có Hữu. Thành thục cả 2 pháp Hữu và Vô. Dùng Hữu và Vô như là các pháp phương tiện, mà không Chấp và không Lìa. Để sau cùng vượt lên trên, hợp nhất với Tánh

     

     

  • Tiếu lâm quanh bàn trà - Sinh ra con gì?

    • 5 Comments

    Ba Gàn nhặt miếng đá đen thợ xây vứt lăn lóc ở xó rào. Hắn đặt miếng đá ngẫu hứng vào chân gốc đại, rồi viết vào đấy chữ VÔ. Trang trí cho bức thư pháp, hắn lấy một dây xích chó chặt đứt làm 2 rồi treo hai bên. Phía trước, trên cỏ, hắn đặt một cái đèn dầu, cổ họng gẫy gục, với ngọn lửa nhỏ xíu đỏ rực. . .

    Làm xong hắn xoa tay khoan khoái, ngồi xuống uống trà với 2 người thợ xây cũng đang nghỉ giải lao. 

     

  • Luyện công trong phòng Nhà Vua ở Đại Kim Tự Tháp - Cưỡi lạc đà dạo chơi trên sa mạc- Tham quan tượng nhân sư – Đi thuyền du ngoạn trên sông Nil / 10/2011

    • 5 Comments

    Ai Cập đây rồi !

     Mặt trời màu trắng và sa mạc thì mênh mông vô bờ bến. Trên bầu trời xanh và trong vắt ấy, có một vệt mây nhỏ đang lang thang trong cái vô cùng vô tận. Tôi thấy như mình cũng vậy, cũng rời khỏi cái ao nhà sở tri kiến để hòa nhập vào cái biển tri thức mênh mông vô cùng tận của nhân loại.Trong hoang sơ và vắng lặng, ta đến với Kim Tự Tháp bằng con tim tràn đầy rung động chứ không phải bằng kiến thức và sự phán xét của tâm trí.

  • Du lịch Tây Tạng 9/2011

    • 4 Comments
     

    (Cỡi trâu Yak rong chơi khắp miền đất Phật)

    -        Thưa cụ, mình chẳng làm gì thì lấy tiền đâu mà đi chơi chứ?

    -        “Xuân thuỷ mãn tứ trạch” Nước xuân đầy thì tự nhiên tràn ra bốn phương. Làm cũng là chơi, mà chơi cũng chính là làm. Khi chơi và làm hợp nhất không kẽ hở, thì tự nhiên đạo trời hanh thông, biến hoá vô lượng mà không chướng ngại. Tự nhiên đạt tự tại giải thoát.

     

     

     

    .

  • Ngẫu hứng trước bình minh

    • 4 Comments

    (Nghìn trượng đầu gậy bước thêm bước nữa)

     

     

    Ông Trời thức dậy và mở mắt. Loài người mở mắt mà vẫn ngủ. Nhưng cả Ông Trời và loài người đều đang quay theo một nhịp điệu và vòng quay của mình không thay đổi.

    Vòng quay của vô thức.

    Lập đi lập lại thành lối mòn, nên sinh buồn chán.

    - Có cái gì có thể nhảy múa, ngẫu hứng, sinh động và biến hoá liên tục, không theo lối mòn không?

    - Có đấy

    - Cái gì?

    - Con tim yêu thương của bạn

  • Giấc mơ của hoa sen

    • 4 Comments

    Trong ao sen Nhà Tổ có cái một Hoa Sen đang ngủ. Trong cơn mơ. Nó thấy mình thể nhập vào một biển quang minh với vô lượng vô biên hạt Bindu đang nhảy múa và hoá thành những dãi ánh sáng nhiều màu sắc chuyển động phi logic. Khái niệm giữa hạt và sóng của nó bị lập tức mất ý nghĩa. Bổng nó nghe một tiếng nổ lớn với những âm thanh như sấm rền : Um. . .  .Um. . . . .U. . m. . .m. . . .m. . . .Nó thấy mình đi qua một đường hầm tối đen. . . . Rồi qua một cái lổ hổng vũ trụ để lọt vào một chiều không gian khác.

  • Câu chuyện chiếc dép 30/8/2011

    • 4 Comments
     

    Thầy nó không phải là người, cũng chẳng phải thần linh. Thầy nó nói mà lưỡi không hề động chạm, làm mà không có người làm, thấy nghe mà khôg có người thấy nghe, dạy mà không có người dạy, sinh hoạt mà không có thể xác và tâm trí nào đang thực sống cả. . .  .Thầy nó chỉ là cái Bóng của bản thể.

     

     

     

     

    .

  • Vô Tác Diệu Lực

    • 4 Comments

    Này con, tuyệt đối đừng nhận có mối quan hệ giữa hiện tượng huyền diệu này và mình hay nơi ở của mình, thì mới là độ sanh vô ngã do “Vô Tác Diệu Lực” của Pháp Hoa Vô Tướng. Hề hề. . . .hiệu quả sẽ vẫn cứ xảy ra mà không cần xác lập mối dây liên hệ với mình làm gì. Đây là kinh nghiêm của gần 30 năm hành thiện của ta. Và là một minh chứng sinh động cho “Gia trì lực” và “vô Tác Diệu Lực”. Đó là dụng “Pháp Vô Pháp”, “Tướng Vô Tướng” và “Ngã vô Ngã” vậy. Làm như vậy thì luôn ung dung, nhàn hạ, rỗng rang, tự tại, du hý càn khôn, chơi đùa được với Thiên Ma mà không bị chúng quấy rầy.. . . .hề hề. . . .

  • Tẩu hoả nhập người

    • 4 Comments

         (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm)

    . . . . . . .

    Trong nghĩa địa một con Ma Mẹ đang giảng giải cho con Ma Con:

    -        Này con, con nhớ đấy, nhập vào cái gì cũng được, chứ nhất thiết đừng nhập vào “Con người”

    -        Thưa mẹ, tại sao vậy?

    -        Mình tuy là Ma nhưng mình thành thật nhận mình là Ma chứ đâu có chối cải. Còn chúng thì còn Ma hơn mình, nhưng bên ngoài cứ giả vờ đạo đức. Do vậy suy ra trong đường tu chúng còn thấp hơn mình. Con mà nhập vào chúng thì muôn kiếp bị đoạ địa ngục của địa ngục đời đời kiếp kiếp không có thể trở lại làm ma huống chi là thoát luân hồi.

  • Tiếu lâm quanh bàn trà: Dâng áo mưa cho Phật

    • 4 Comments
                Độ sanh 

    Đang đi lễ thì trời bổng dưng đổ mưa. Mọi người đang đi lễ phía sau thầy, đều chạy vội vào hàng hiên để trú. Còn cụ già cứ tiếp tục đi lễ các nơi bình thường. Dáng điệu cụ vẫn ung dung. Động tác vẫn trang nghiêm thành kính. Nước mưa chảy ròng ròng trên đầu tóc. Quần áo ướt nhẹp. Gió thổi lạnh hun hút. Cụ già vẫn từ tốn ung dung như chẳng có việc gì xảy ra.

    Thầy thế một số người lại chạy ra ngoài trời, đội mưa theo cụ già tiếp tục đi lễ.

  • Chén Trà Đời

    • 3 Comments

    Đàn và hát trong nắng xuân

    Xuân Mai trời trở rét. Nhưng nắng vàng vẫn thắp sáng trên các vòm cây xanh ngắt. Hồ Văn Sơn bao la mờ mịt khói sương.Chim rừng hát ca và cá táp móng dưới sao sen. Trong khu rừng ngập tràn hoa nắng, chư huynh đang chấp tác. Tiếng cười tiếng nói mơ hồ như từ ngàn xưa đang vọng lại.

     

     

  • Chiều quay của luân hồi

    • 3 Comments

    Xuân Di Lặc

    Ông Mập đến chùa Núi chơi.

    Một nhóm thiền sinh hiếu kỳ đến gặp để hỏi về yếu chỉ của thiền. Họ thấy ngay lối vào, Ông Mập có dán tờ giấy, trên ấy có viết 3 chữ: khán cước hạ.

    Khi người thứ nhất vừa bước vào, ông già liền chỉ lối vào và hỏi:

    -       Này ông, chứ khi vào đây, ông để dép bên phải hay bên trái ?

    Người ấy ngập ngừng.

    Cụ già cười hề hề. . . ra hiệu mời người ấy bước ra ngoài.

  • Xuân Mai và những kỷ niệm vui buồn cùng năm tháng/ 10/ 3/ 2012

    • 3 Comments

    Ngày ấy Ba Gàn thường nhặt các miếng đá bìa do thợ cắt bỏ ra để vẽ hoặc đắp các phù điêu. Hắn làm một cách nhàn hạ, để chơi có khi để tặng các vị huynh có duyên tìm đến nơi nầy.

    Ba Gàn còn trẻ nhưng người hắn đắp trông già hơn rất nhiều. Hỏi tại sao vậy. Hắn nói: " đây mới là mình, còn cái xác bên ngoài là của cha sinh mẹ đẻ . . . hề hề. . .."

    7 năm đã trôi qua, bức phù điêu năm ấy bây giờ rong rêu bám đầy. Ba Gàn cũng già hơn xưa. Hôm hắn đến đây đứng nhìn bức phù điêu năm xưa. Tôi bèn bảo: 

    - Cái phù điêu của ông trông rong rêu quá. Ông có cần sơn lại không?

    Ba Gàn cười. Hắn bảo:

    - Hôm nào rảnh tôi đắp lại tôi. Tôi bây giờ khác rồi. . . .hề hề. . . .

    Tôi nghe vậy biết vậy, chứ chẳng biết thế nào cả! Lẽ dĩ nhiên là khác với cái tướng cha sinh mẹ đẻ. Nhưng khác thế nào thì phải chờ khi nào hắn nổi hứng đắp cái phù điêu khác thì khắc biết thật tướng của hắn bây giờ ra sao.

  • Xuân Nhâm Thìn rong chơi Campuchia

    • 3 Comments

               (. . .Thị cố không trung. . .)

    -    Này, thư giãn và nghỉ ngơi sở dĩ có và cần thiết là vì có làm việc. Nay, vô tác, làm mà như không làm. Bởi có việc làm mà không có người làm thì cần gì phải rong chơi chứ?
    -    Ta đi chơi là để đi chơi, chứ không phải để giải tỏa stress hay để nghỉ ngơi sau làm việc.
    -    Này lúc nào cũng xuân. Sao phải chờ đến tết mới đi chơi ?
    -    Lúc này mới có tiền và có thời gian
    -    Lúc nào cũng an nhiên nhàn hạ vui cùng sự sự việc việc. Sao còn cần phải rong chơi?
    -    Du xuân cũng là cái duyên để rong chơi thật sự

  • Về với đại dương

    • 3 Comments

    Người ra biển. Chèo chiếc thuyền thúng. Đi về niết bàn. Đi mãi vào vô cùng. Bởi bờ bên kia là không tồn tại. Và cái đang là vẫn đang còn chảy mãi không thôi. Người ấy chèo sang trái rồi chèo sang phải. Nhưng thuyền thì cứ tiến về phía trước. Tiến mãi. . . .tiến mãi. . . Bóng nhòe dần. . . .nhòe dần. . .rồi biến mất vào đại dương hư không bao la.

  • Phao bát nhã

    • 2 Comments

                             (Hum)

    Bởi vậy, thuyền bát nhã phải không có đáy mà vẫn nổi. Như vậy nó không phải là “Thuyền” nữa, mà phải là “cái phao” “Phao Bát Nhã” thì mới được. Này Cỏ May, đừng dùng thuyền mà hãy dùng phao. Vì trước sau gì sông mê cũng nổi sóng. Vì trước sau gì cuồng phong bão tố cũng sẽ nổi lên, khi mà cơn gió độc tham sân si vẫn ngày đêm thổi qua pháp giới ngày càng mạnh hơn và chưa phút giây nào ngừng nghỉ.

     

     

    .

  • Xuân Mai vui ngày sum họp/27/9/2011

    • 2 Comments

                   

    Thế là, cao nguyên Tây Tạng lộng gió với không khí loãng, với trâu Yak, với tiếng quạ kêu buồn thiu trên vách đá hoang vu. Với những tu viện huyền bí linh thiêng lờ mờ ánh đèn mỡ trâu. Với những đỉnh núi tuyết cao lấp lánh ánh mặt trời. Với những con sông băng hùng vĩ. Những thảo nguyên bao la. Cuối cùng cũng đã ở lại phía sau. Kết thúc một chuyến hành hương vui vẻ, an lạc, thú vị và an toàn.

  • Clip thư giãn 2: Kích thích da

    • 2 Comments
    Tặng các bạn clip Thư giãn số 2. Bạn có thể xem chơi, dùng để thư giãn và thư giãn sâu. Hay nếu thích bạn có thể thư giãn theo lối đặc thù của KCDS hiệu quả sẽ lớn hơn...
  • Tánh thiền

    • 2 Comments

                (Uống Trà đi)

    - Thiền là gì ?

    -Già không biết

    -Thế ông đang hành công là cái gì?

    -Thiên hạ gọi là thiền

    -Thế ông gọi cái đó là gì?

    -Ta không quan tâm

    -Thì cũng phải có một cái tên cho nó, để dùng cho buổi uống trà hôm nay chứ.

    -Thiền

  • Vô Tướng (tiếp theo)

    • 2 Comments

    Bất truyền truyền

    Vô Tướng không phải không có Tướng nào, vì bản thể luôn biểu thị không ngừng nghĩ. Nên Vô Tướng là không Chấp vào một Tướng trạng cố định nào. Mà phải luôn biến hoá thay đổi đi để thích ứng mọi tình huống và hợp nhất với trời đất. Người Chấp Tướng, Trụ tướng do vậy sẽ bị lạc hậu, thoái hoá, dẫn đến bị tiêu diệt, trong dòng biến dịch không ngừng của xã hội và pháp giới.

  • Kinh nghiêm tâm linh (Chỉ dành riêng cho người tu mật hoặc tu thiền năng lượng đã nhận được gia trì lực)

    • 2 Comments

    1. Hành động khi đắc khí hay khi nhận gia trì lực của hành giả, biểu thị trạng thái của người bên trong. Nếu nó tự nhiên trang nghiêm thanh tịnh và điều hòa chừng mực. Thì pháp hiển thị hiệu quả rất cao. Và hành giả không vướng mắc vào việc làm thiện của mình.

    2. Nếu biểu thị khi đắc khí hay khi nhận gia trì lực của hành giả là dũng mãnh, với chuyển động cơ mặt và khế ấn uy lực ở tay. Người bên trong là các Hộ Pháp Thần hay Kim Cang Thần. Hành giả cần thanh tịnh thân tâm, lỏng cơ và ...